Gỗ công nghiệp MFC và gỗ MDF trong ngành nội thất
Hiện nay, trong thiết kế và thi công nội thất nhà ở, đặc biệt là căn hộ chung cư, thì gỗ công nghiệp chiếm hầu hết đến hơn 80% …
Thị trường gỗ công nghiệp phủ khắp các showroom, cửa hàng, nhờ những tính năng ưu việt của nó mà gỗ tự nhiên không có được như giá thành, màu sắc, mẫu mã và phong cách…
Tuy nhiên, với gỗ công nghiệp cũng chia ra thành nhiều loại khác nhau, và đối với khách hàng, nếu không chú ý, thì khó mà phân biệt được bởi chúng được sử dụng trong những mục đích và hoàn cảnh khác nhau.
Dưới đây, CENTA xin giúp các Bạn cách phân biệt 2 loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất dùng trong trang trí nội thất nhà ở đó là MDF và MFC:
Gỗ MFC và gỗ MDF khác nhau như thế nào?
Gỗ công nghiệp MFC
Là loại gỗ có cốt là gỗ ván dăm được hoàn thiện bề mặt bằng lớp phủ Melamin. Cốt gỗ có 2 loại là loại thường và loại cốt chống ẩm.
Nguyên liệu làm nên Gỗ công nghiệp MFC là gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại.
Gỗ công nghiệp MFC (Cốt gỗ ván dăm)
Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
Gỗ công nghiệp MFC
Bộ giường ngủ và tủ áo sử dụng gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MDF
MDF Tương tự với MFC, các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm.
Gỗ công nghiệp MDF loại thường
Gỗ MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU.
Gỗ MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
Melamine MDF, cả hai mặt ván MDF được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.
– Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
– Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng. Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.
– Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.
Tủ bếp tiện nghi sử dụng gỗ công nghiệp MDF
Tìm hiểu thêm về gỗ khác
Liên hệ thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp MFC và MDF
|