Hướng dẫn chọn mua và cung cấp ghế hội trường

Ghế hội trường xuất hiện cùng với đô thị hóa. Nó có mặt ở hầu hết mọi công trình tiêu biểu như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, công ty,… Cùng với đó là sự đa dạng phong phú của nó trên thị trường. Chính vì thế mà hầu như việc chọn lựa ghế cho hội trường trở nên khó khăn hơn. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về ghế ngồi dành cho hội trường. Nhằm giúp bạn có được những kiến thức tốt nhất cho sự lựa chọn phù hợp.

1 Tại sao hội trường cần loại ghế chuyên dụng?

1.1 Ghế hội trường là gì?

  • Hội trường là phòng sinh hoạt chung phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc vào các đặc tính cơ bản của hội trường mà người ta lựa chọn ghế cho phù hợp. Ghế hội trường là loại ghế chuyên dụng đáp ứng các đòi hỏi cơ bản ở hội trường như ghi chép, số lượng người tham dự, tính thẩm mỹ, khả năng quan sát, sự thoải mái,…
  • Thông thường ghế hội trường thường là ghế có đệm lót, có lưng ghế, tay vịnh, bàn liền,…. Ghế được đồng nhất về màu sắc và kích thước được đo đạc và bố trí riêng cho hội trường.
Ghế hội trường màu đỏ phòng họp quốc hội
Thông thường ghế hội trường thường là ghế có đệm lót, có lưng ghế, tay vịnh, bàn liền

1.2 Cấu tạo ghế hội trường

Để giúp bạn hiểu rõ hơn và có định nghĩa xác thực cụ thể hơn thì mô tả cấu tạo là điều cần thiết.  Cấu tạo của một sản phẩm cho biết những đặc tính, cấu trúc, chức năng của sản phẩm. Hiểu rõ về cấu tạo ta sẽ có những hình dung cụ thể, nhận biết được ưu nhược điểm tìm ra được thiết kế tốt nhất, hiểu được sự cần thiết và không của các bộ phận cấu thành

1.2.1 Cấu tạo phần đệm

  • Tiêu chuẩn ghế cao cấp đều yêu cầu phần đệm
  • Đệm phải đảm bảo êm ái, thông thoáng, sạch sẽ và dễ chịu
  • Đảm bảo nâng đỡ cơ thể và đàn hồi tốt, dày và chắc chắn
  • Tính thẩm mỹ cao, tạo hình đường vân tinh tế
  • Ghế cao cấp thường có phần đệm có chất liệu là mút đúc lạnh Polyurethan
  • Đệm mút đúc lạnh nở định hình với tiêu chuẩn độ dày 100mm (Mould Foam) của hãng Hunstman (Mỹ)

1.2.2 Cấu tạo phần khung ghế

  • Phần khung ghế có thể được chế tạo từ đa dạng chất liệu như: gỗ, gang, thép,…
  • Tay ghế thường được chế tạo theo dạng khung hộp có thể ốp nỉ
  • Chân ghế đúc nguyên khối có thể phun sơn tĩnh điện hoặc mạ crom
  • Đế chân ghế được dập định hình chắc chắn để bắt xuống sàn
  • Lớp phủ phải đảm bảo chống ẩm mốc, mối mọt,..
  • Khung ghế đảm bảo chịu lực tốt, trọng lượng lớn mà không bị cong vênh
Ghế hội trường màu ghi nâu lưng tựa thẳng có tay vịn
Phần khung ghế có thể được chế tạo từ đa dạng chất liệu như: gỗ, gang, thép,…

1.2.3 Cấu tạo vỏ bọc ghế hội trường

  • Vỏ bọc là lớp quan trọng tạo nên tính thẩm mỹ
  • Lớp bọc thường được chọn là nỉ chống cháy, da công nghiệp,..
  • Lớp bộc đảm bảo chống thấm, chống trầy xước, chống cháy lan, chống ố,..
  • Thiết kế và màu sắc đa dạng đảm bảo phù hợp với nhiều phong cách hội trường

1.2.4 Cấu tạo ốp ghế

  • Ốp ghế giúp tăng độ bền và sự chắc chắn
  • Phần ốp giúp tạo sự nâng đỡ tốt cho ghế
  • Phần ốp giúp tạo dáng đứng cho ghế hội trường
  • Người ta thường ốp mặt lưng hoặc mặt ngồi hoặc cả hai
  • Chất liệu dùng để ốp thường là gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp hoặc tấm ốp bằng nhựa cứng
  • Ốp giúp tăng tính thẩm mỹ, giảm quá trình xuống cấp
  • Một số dòng ghế có thể không có ốp chẳng hạn: ghế hội trường TC336 của Hòa Phát

1.2.5 Cấu tạo của phần bàn ghế hội trường

  • Bàn là tiện ích có thể có hoặc không
  • Có thể chọn bàn rời hoặc bàn liền
  • Bàn liền được ưa chuộng hơn cả vì tính hiện đại và tiết kiệm
  • Bàn thường chọn cùng chất liệu với khung ghế
  • Bàn liền được thiết kế cấu trúc gập mở, diện tích vừa bằng quyển vở
Ghế hội trường phòng họp ủy ban
Ghế hội trường phòng họp ủy ban

1.3 Công dụng của ghế hội trường

  • Tính thẩm mỹ cao
  • Đồng nhất tạo không gian sang trọng hiện đại
  • Thiết kế đa dạng, màu sắc phong phú
  • Tiện ích đa năng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng
  • Tiết kiệm tối đa diện tích không gian
  • Tạo nên sự thống nhất có tính trật tự
  • Giúp người tham dự có cảm giác thoải mái nhất
  • Giúp giảm tạp âm không mong muốn
  • Dễ dọn dẹp vệ sinh khu vực khán phòng hội trường
  • Dễ quan sát quản lý, kiểm soát hoạt động trong hội trường

1.4 Tại sao không nên dùng ghế phòng học cho hội trường?

  • Ghế phòng học không tạo được cảm giác thanh lịch và trang trọng cho không gian
  • Làm giảm tính thẩm mỹ và tiện ích sử dụng
  • Không tạo cảm giác thoải mái khi ngồi lâu
  • Không có sự tích hợp tiện nghi
  • Kém đa dạng trong thiết kế và màu sắc
  • Dễ bị di chuyển và tạo tiếng ồn không mong muốn
  • Để dọn dẹp hội trường bạn cần di chuyển ghế gây khó khăn và tốn công sức

2 Cách phân loại ghế hội trường

Có nhiều cách để phân loại ghế. Việc phân loại giúp chúng ta xác định đươc đặc tính sản phẩm loại sản phẩm và ưu nhược điểm của chúng. Nó giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

2.1 Phân loại ghế theo tính năng

2.1.1 Ghế hội trường có bàn

  • Thiết kế bao gồm phần bàn và phần ghế
  • Ghế hội trường có bàn được sử dụng trong không gian lớn
  • Sử dụng cho mục đích ghi chép, học tập
  • Có hai loại phổ biến là bàn rời và bàn liền
2.1.1.1 Ghế và bàn rời
  • Chất liệu cùng với chất liệu khung ghế
  • Ghế thường là ghế có cấu trúc tĩnh
  • Phù hợp với hội trường master dạng phẳng
  • Thẩm mỹ cao, sang trọng và trang nghiêm
  • Kém linh động
  • Cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích không gian
  • Giá thành cao, tốn công trong quá trình vận chuyển
  • Vệ sinh và dọn dẹp khó khăn
2.1.1.2 Ghế hội trường bàn liền
  • Thiết kế hiện đại được ưa chuộng
  • Gọn nhẹ, tiết kiệm diện tích chi phí và công sức
  • Dễ dàng vận chuyển vệ sinh dọn dẹp
  • Thiết kế lật linh động đa năng
  • Phù hợp với mọi loại hồi trường từ phẳng, bậc thang, lớn nhỏ khác nhau
  • Tính thẩm mỹ cao trẻ trung năng động
  • Đáp ứng nhu cầu ghi chép hay làm việc

2.1.2 Ghế hội trường không bàn

  • Thiết kế phổ biến chỉ gồm phần ghế
  • Áp dụng cho những hội trường không cần sử dụng bàn trong quá trình sinh hoạt
  • Linh động gọn nhẹ tiết kiệm không gian và diện tích
  • Tính thẩm mỹ cao hiện đại sang trọng
  • Phù hợp cho nhiều loại hội trường
Ghế hội trường trung tâm hội nghị phòng lớn
Ghế hội trường trung tâm hội nghị phòng lớn

2.2 Phân loại ghế hội trường theo chất liệu

2.2.1 Ghế hội trường gỗ tự nhiên

  • Nội thất gỗ tự nhiên luôn được đánh giá cao về sự sang trọng và thẩm mỹ
  • Kết hợp giữa sự mộc mạc cổ điển và gần gũi với sự tinh tế cách tân trong xu hướng hiện đại
  • Màu sắc thường là màu tự nhiên hoặc sơn PU cao cấp
  • Có các vân gỗ tự nhiên sang trọng tinh tế
  • Có thể chạm trổ hoa văn theo ý muốn tăng tính thẩm mỹ
  • Chất liệu thân thiện môi trường
  • Gỗ được xử lý tỉ mỉ đảm bảo độ bền theo thời gian
  • Khả năng chịu lực tốt, chống cong vênh
  • Giá thành các loại gỗ tự nhiên thường khá cao

2.2.2 Ghế hội trường thép

  • Chất liệu thép có độ bền cao
  • Bề mặt được sơn tĩnh điện tăng sự thẩm mỹ
  • Đa dạng màu sắc và thiết kế
  • Khung thép có khả năng chịu lực tốt
  • Chống han gỉ, chống oxy hóa và an toàn hơn với người sử dụng
  • Chống mối mọt nấm mốc hiệu quả
  • Giá thành không quá cao
  • Các mẫu ghế thép của Hòa Phát MC01, MC22, G893, TC306B, TC01B, TC07B

2.2.3 Ghế hội trường gang

  • Đây là chất liệu được đánh giá là vô cùng bền bỉ
  • Thành phần cấu tạo chính là sắt và hợp kim C và Si
  • Nóng chảy thấp, độ chảy loãng tốt, tính đúc tốt, dễ gia công,
  • Có khả năng chịu mài mòn, nên giá thành gia công rất thấp
  • Cấu trúc đúc nguyên khối chịu được trọng lượng lớn
  • Độ bền vượt trội hơn các vật liệu khác

2.2.4 Ghế hội trường nhôm

  • Đây là thiết kế sang trọng và hiện đại
  • Nhôm đúc chất lượng cao cấp
  • Đảm bảo vững chắc, chống gỉ, chịu được va đập…
  • Chống mối mọt nấm mốc hiệu quả
  • Giá thành phù hợp với đại đa số mọi người
  • Đa dạng mẫu mã thiết kế và màu sắc
  • Dễ dàng vệ sinh

2.3 Phân loại ghế hội trường theo chân

Ghế hội trường trung tâm văn hóa thể thao
Ghế hội trường trung tâm văn hóa thể thao

2.3.1 Ghế hội trường chân tĩnh

  • Kiểu dáng đơn giản
  • Cấu trúc tương tự các loại ghế học tập và làm việc khác
  • Thiết kế tĩnh kém linh động
  • Khá nặng cho quá trình vận chuyển
  • Di chuyển khó khăn vệ sinh khó khăn
  • Ghế được thiết kế độc lập tách rời từng ghế
  • Thường không được thiết kế tay vịnh cũng như bàn liền
  • Kiểu dáng này thường được dùng với bàn rời
  • Khi di chuyển thường gây tiếng ồn

2.3.2 Ghế hội trường chân đôi bám sàn

  • Thiết kế hiện đại
  • Sự cố định khiến ghế kém linh động trong dịch chuyển
  • Cấu trúc gồm 2 phần tay vịnh nối liền với phần chân
  • Chân ghế được cố định với mặt sàn
  • Thiết kế giúp tăng tính vững chắc
  • Đồng nhất tạo tính thẩm mỹ cho hội trường
  • Tránh tạo ra tiếng ồn khi di chuyển
  • Ghế thường được thiết kế kiểu lật thuận tiện cho quá trình di chuyển

2.3.3 Ghế hội trường chân trụ

  • Có thiết kế cố định tương tự ghế chân đôi bám sàn
  • Chân trụ được thiết kế ở trung tâm ghế
  • Phần chân được cố định với sàn
  • Thông thường có hai loại chân trụ là trụ vuông và trụ tròn.
  • Chân trụ vuông giúp ghế có kiểu dáng thanh mảnh chắc chắn
  • Chân trụ tròn giúp tăng tính thẩm mỹ tạo sự vững chắc
  • Ghế thường được thiết kế kiểu lật thuận tiện cho quá trình di chuyển
  • Ghế có thể kết hợp bàn liền
  • Đồng nhất tạo tính thẩm mỹ cho hội trường
  • Tránh tạo ra tiếng ồn khi di chuyển

2.4 Phân loại ghế hội trường theo cấu trúc

2.4.1 Ghế hội trường tĩnh

  • Ghế hội trường tĩnh là ghế có cấu trúc cố định không thể thay đổi
  • Thiết kế đơn giản tương tự các loại ghế học và làm việc khác
  • Tạo tính thanh lịch trang nghiêm
  • Thường được dùng cho hội trường lớn kết hợp với bàn rời
  • Thường dùng cho hội trường phẳng

2.4.2 Ghế hội trường lật

  • Thiết kế mới với phần ghế có thể gập lật
  • Tạo sự linh động uyển chuyển và tinh tế
  • Tránh tạo ra tiếng ồn
  • Giups tiết kiệm không gian
  • Thường dùng cho hội trường bậc thang
  • Thường được kết hợp với bàn liền

2.5 Phân loại ghế hội trường theo nguồn gốc

2.5.1 Ghế hội trường của Hòa Phát

  • Hòa Phát là cái tên được gọi nhiều nhất khi nói đến ghế hội trường chất lượng
  • Bên cạnh ghế Hòa Phát còn có các giải pháp về âm thanh, ánh sáng, sân khấu hội trường
  • Hòa Phát cung cấp đa dạng các loại ghế dành cho hội trường
  • Giá thành sản phẩm của Hòa Phát đa dạng phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng
  • Bảo hành miễn phí tất cả sản phẩm trong 12 tháng khi đáp ứng đủ các tiêu chí

2.5.2 Ghế hội trường của Xuân Hòa

  • Xuân Hòa là địa chỉ cung cấp ghế hội trường khá được ưa chuộng
  • Sản phẩm ở đây đa dạng mẫu mã
  • Kiểu dáng và độ bền của sản phẩm cao
  • Giá cả cạnh tranh phù hợp mọi phân khúc
  • Chuyên thiết kế ghế cho hội trường lớn
  • Một số mẫu sản phẩm Xuân Hòa: GS-32-08, GS-32-04, GS-32-12B,..

2.5.3 Ghế hội trường 190

  • Chất lượng ghế được đánh giá cao
  • Bảo hành 12 tháng và bảo trì trọn đời
  • Chuyên nghiệp trong tư vấn thiết kế
  • Thời gian thi công lắp đặt nhanh chóng
  • Chuyên nội thất văn phòng
  • Giá cả rẻ phù hợp với kinh tế kem
  • Một số mã sản phẩm: GT60,

2.5.4 Ghế hội trường nhập khẩu Trung Quốc

  • Đa dạng thiết kế và mẫu mã
  • Chất lượng không hề thua kém bất cứ sản phẩm nào
  • Giá cả từ rẻ đến tầm trung
  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Đạt chuẩn các tiêu chí xuất nhập khẩu
  • Chất lượng được kiểm duyệt

2.5.5 Ghế hội trường gỗ tự nhiên sản xuất trong nước

  • Gỗ được sản xuất tự nhiên trong nước hoặc nhập khẩu
  • Sang trọng thẩm mỹ được sử dụng phổ biến
  • Giá thành có sự chênh lệch giữa gỗ tự sản xuất và gỗ nhập khẩu
  • Vân gỗ đẹp, màu sắc ấm áp
  • Đòi hỏi sự tỉ mẩn cao trong chế tác
  • Một số loại gỗ được dùng phổ biến như: xoan đào, sồi, sưa, tùng, bách, thông, mun, trắc, lim,..

3 Tiêu chuẩn thiết kế ghế hội trường

3.1 Cách bố trí khoa học

3.1.1 Bố trí ghế hội trường kiểu chữ U

  • Phù hợp cho hội trường nhỏ
  • Khoảng cách tối thiểu giữa các hàng ghế là 5cm
  • Nên chừa khoảng trống bên trong của chữ U
  • Các hành ghế không nên quá dài
  • Cần chú ý đến sự thuận tiện trong di chuyển
  • Đảm bảo sự thúc đẩy tham dự

3.1.2 Bố trí ghế hội trường kiểu rạp hát

  • Bố trí này nhằm đảm bảo số lượng tham gia lớn
  • Diện tích hội trường cần đủ lớn về cả chiều dài, rộng và cao
  • Thông thường hội trường được chia thành 3 khu vực: phẳng, bậc thang và tầng
  • Ghế kiểu này có thể kết hợp kiểu ghế lật và tĩnh vào cùng một không gian
  • Chất lượng phần đệm ghế cần được quan tâm vì thông thường đây là kiểu bố trí cho các chương trình có thời lượng dài
  • Ưu tiên kết hợp bàn liền cho ghế để thuận tiện cho quá trình ghi chép thông tin

3.1.3 Bố trường ghế hội trường cho lớp học

  • Đây là kiểu hội trường phổ biến nhất
  • Diện tích tầm trung bình
  • Hầu hết đáp ứng các hoạt động sinh hoạt chung
  • Cần tích hợp bàn để thuận tiện cho quá trình ghi chép
  • Cần quan tâm đến tầm quan sát từ ghế ngồi đến khu vực khán đài

3.2 Lưu ý không gian khi chọn ghế

  • Đối với phòng họp, hội nghị: đây là không gian trang trọng ưu tiên chọn ghế có màu sắc trầm ấm. Các cuộc họp hội nghị thường có thể kéo dài do đó đệm ghế ưu tiên chọn loại cao cấp. Bàn rời thường được ưu tiên lựa chọn để tăng tính trang trọng.
  • Đối với hội trường kiểu rạp hát: nên chọn ghế bọc nỉ hoặc dạ để tăng sự thoải mái. Màu sắc bắt mắt thường được ưa chuộng cho không gian này. Có thể không cần kết hợp bàn cho ghế ở kiểu phòng này.
  • Đối với hội trường phòng học: không gian hiện đại nên ưu tiên chọn thiết kế trẻ trung linh động đơn giản. Màu sắc nên chọn gam màu tươi sáng được. Đây là không gian học tập nên ưu tiên kết hợp bàn liền.

3.3 Phân loại hội trường để chọn ghế

Để chọn được loại ghế phù hợp bạn cần tìm hiểu về đặc tính của hội trường. Bao gồm: diện tích, mặt sàn, khán đài, cửa,.. Ở đây chúng ta sẽ chia thành 3 dạng hội trường chính để chọn ghế phù hợp.

2.3.1 Hội trường phẳng

  • Hội trường phẳng là hội trường có mặt sàn bằng phẳng
  • Cần lựa chọn ghế có kết cấu linh hoạt dễ di chuyển
  • Ưu tiên ghế gọn nhẹ
  • Nên sử dụng ghế tĩnh cho hội trường này
  • Thông thường nên chọn kiểu ghế hội trường bàn rời cho không gian rộng và sử dụng cho mục đích ghi chép
  • Ngoài ra có thể chọn ghế gỗ để tăng sự trang trọng và ấm áp

2.3.2 Hội trường bậc thang

  • Hội trường có mặt sàn được phân tầng theo cấu trúc bậc thang
  • Nên sử dụng ghế lật cho hội trường này
  • Có thể kết hợp bàn liền nếu mục đích sử dụng chính là ghi chép
  • Thiết kế hiện đại trẻ trung năng động
  • nên chọn màu sắc đa dạng theo chủ đề không gian

2.3.3 Hội trường kết hợp

  • Đây là dạng hội trường master với diện tích rộng sức chứa lớn
  • Cấu trúc hội trường thông thường bao gồm 3 phần: phẳng, bậc thang và tầng
  • Với mỗi phần ta kết hợp loại ghế phù hợp
  • Ghế tĩnh kết hợp bàn rời cho phần hội trường có sàn phẳng
  • Ghế lật kết hợp bàn liền hoặc không cho không gian sàn bậc thang và phần tầng
  • Cần đảm bảo lối đi cũng như khả năng quan sát ở các vị trí trong hội trường

4 Kinh nghiệm trước khi chọn mua ghế

  • Xác định mục đích sử dụng: học tập, giải trí hay hội nghị để lựa chọn chất liệu, thiết kế cũng như phong cách
  • Không gian và diện tích sử dụng: tùy thuộc diện tích lớn hay nhỏ mà lựa chọn kích thước số lượng ghế tối ưu
  • Xác định chủ đề và phong cách của hội trường để tạo nên sự đồng nhất. Bao gồm: nội thất phong cách cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, cách điệu,…
  • Chất lượng ghế hội trường quyết định giá thành và giá trị của hội trường. Nên xem xét nguồn gốc, chất liệu, thiết kế
  • Tham khảo các báo giá sản phẩm trên thị trường để đưa ra ngân sách phù hợp
  • Tìm hiểu tất tần tật thông tin về ghế hội trường bao gồm đặc tính, cấu trúc, chức năng đến phân loại
  • Đơn vị cung cấp và gia công ghế hội trường uy tín quyết định chất lượng của sản phẩm và thành phẩm cũng như quá trình thi công.

5 Thiết kế thi công và báo giá ghế hội trường

5.1 Thiết kế và thi công

  • Tùy thuộc vào mỗi đơn vị thi công nội thất sẽ có quy trình khác nhau
  • Quy trình chung nhất bao gồm: tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, thiết kế, thi công, dọn dẹp, nghiệm thu, bàn giao
  • Tiêu chuẩn thi công ghế cho hội trường: 10 đến 12 ghế có lối đi cả hai đầu và 5 đến 6 ghế nếu chỉ có lối đi một đầu. Các dãy ghế được bố trí cách tường 40cm. Khoảng cách giữa hai hàng ghế từ 40 đến 60 cm. Khoảng cách từ trung tâm chân đỡ của ghế này với trung tâm chân đỡ của ghế bên cạnh trong cùng hàng là 53-60cm. Lối đi lại có kích thước tối thiểu 1m
  • Kích thước tiêu chuẩn của ghế dành cho hội trường: Chiều rộng (khoảng cách thông thủy giữa hai tay ghế): 45 – 55 cm. Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): 45 – 55cm. Chiều cao mặt ghế so với sàn: 40 – 45 cm.

5.3 Tham khảo một số báo giá

  • Ghế hội trường cao cấp Hòa Phát: giá dao động từ: 2 triệu đến 5 triệu tùy thuộc vào bộ khung, lót nệm, ốp đệm và bàn viết
  • Ghế lật hội trường Hòa Phát tầm trung giá từ 1 triệu đến 1,5 triệu
  • Ghế tĩnh Hòa Phát: từ 400 đến 1 triệu tùy thuộc vào chất liệu ghế
  • Với mỗi đơn vị khác nhau sẽ có mức giá khác nhau.
  • Sự chênh lệch về giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên liệu, nguồn gốc, thiết kế
  • Bản giá chỉ mang tính chất tham khảo vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận tư vấn tốt nhất
  • Bảng giá chưa bao gồm phí thi công thiết kế vận chuyển, VAT

5.4 Vệ sinh và bảo dưỡng ghế

  • Đối với phần đệm bạn cần thường xuyên hút bụi
  • Định kỳ thay lớp vỏ bọc đệm hoặc giặt
  • Tránh ngồi vào ghế khi cơ thể bị ướt
  • Bạn có thể loại bỏ vết mực bằng cồn
  • Tránh đặt trọng lượng quá nặng lên ghế hoặc bàn
  • Tránh để bàn ghế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc nhiệt độ ẩm thấp lâu dài
  • Để khử mùi ghế có thể sử dụng tinh dầu, hương liệu túi hương, viên khử mùi cho vào phía sau đệm ghế
  • Đối với đệm rời thì thường xuyên quay đầu đệm về phía chịu lực để phân bổ lực đồng đều

Để nhận được sư tư vấn và hỗ trợ tốt nhất bạn có thể truy cập vào website CENTA hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng của CENTA. Mọi thắc mắc của bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và nhanh nhất từ các chuyên gia của chúng tôi.

Liên hệ tư vấn thiết kế và cung cấp ghế hội trường

5/5 - (2 bình chọn)
0944683000
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0944683000 SMS: 0944683000