Cẩm nang thiết kế hệ thống chiếu sáng và những điều cần biết

Cẩm nang thiết kế chiếu sáng

Bất kỳ khách hàng nào cũng đều mong muốn sở hữu một hệ thống chiếu sáng hợp lý, thẩm mỹ và kinh tế cho ngôi nhà của mình. Trước khi tiến hành chọn lựa và mua sắm bóng đèn, người sử dụng thường sẽ gặp những phân vân nên chọn lựa sản phẩm chiếu sáng phù hợp cho gia đình…

Bất kỳ khách hàng nào cũng đều mong muốn sở hữu một hệ thống chiếu sáng hợp lý, thẩm mỹ và kinh tế cho ngôi nhà của mình.

I – Những điều cần biết khi chọn và mua bóng đèn

Trước khi tiến hành chọn lựa và mua sắm bóng đèn, người sử dụng thường sẽ gặp những phân vân nên chọn lựa sản phẩm chiếu sáng phù hợp cho gia đình. Sau đây là 4 bước để chọn đèn sao cho phù hợp.

 

cam nang thiet ke he thong chieu sang va nhung dieu can biet 3

Những điều cần biết khi chọn mua bóng đèn

1. Công nghệ chiếu sáng nào?

Hiện nay trên thị trường chiếu sáng dân dụng đang tồn tại chủ yếu các công nghệ gồm dây tóc, halogen, huỳnh quang và LED. Theo thứ tự thì giá thành của sản phẩm sẽ đi từ thấp đến cao trong khi khả năng tiết kiệm điện và tuổi thọ cũng đi theo chiều tương tự. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ LED, thì giá thành sản phẩm sẽ giảm đi rất nhanh trong thời gian tới giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ này hơn.

 

cam nang thiet ke he thong chieu sang va nhung dieu can biet 1

 

2. Công suất tiêu thụ

Công suất tiêu thụ của một bóng đèn được tính bằng Watt (W). Chỉ số W càng cao đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều điện hơn (tiền điện cao hơn).

 

cam nang thiet ke he thong chieu sang va nhung dieu can biet 2

 

3. Độ sáng của bóng đèn (quang thông – lm)

Cùng một độ sáng nhưng bóng đèn nào tiêu thụ ít điện năng hơn thì sẽ có hiệu suất cao hơn đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện năng hơn. Hiện nay bóng đèn LED tiêu thụ ít điện năng hơn so với bóng đèn huỳnh quang và bóng sợi đốt.

 

 

(L70): Quang thông tối thiểu còn 70% trong suốt tuổi thọ đèn

 

4. Chọn loại đui đèn nào?

  • Trước khi đi mua đèn, cần chú ý trên vỏ bao bì của bóng đèn luôn có ghi rõ ký hiệu loại đui đèn để có lựa chọn phù hợp:
  • – Đui đèn xoắn lớn E27 thường gặp trong các loại bóng đèn halogen, compact tiết kiệm điện, bóng LED.
  • – Đui xoắn nhỏ E14 thường gặp trên các loại bóng đèn nến, đèn trang trí nhỏ.
  • – Đui GU10 và GU5.3 thường gặp trong các loại bóng phản xạ Halogen và LED.

5. Chọn loại đèn có hình dáng như thế nào?

  • Tùy theo ứng dụng và loại bộ đèn mà có thể chọn các loại kiểu dáng khác nhau:
  • – Bóng đèn dạng chữ U và bóng xoắn phù hợp cho các ứng dụng với đèn downlight.
  • – Các loại bóng đục và kiểu dáng truyền thống dạng tròn, dạng nến phù hợp cho các loại đèn trang trí.
  • – Bóng phản xạ (MR16, PAR, NR) phù hợp với những loại đèn chiếu, tạo điểm nhấn.

 

cam nang thiet ke he thong chieu sang va nhung dieu can biet 5

 

6. Chọn ánh sáng như thế nào?

Nhiệt độ màu:

  • Các loại bóng đèn hiện nay có thể tạo ra ánh sáng với nhiều màu khác nhau từ Vàng (Warm White), Trung tính (Cool White) đến trắng (Cool DayLight).
  • Màu của ánh sáng được thể hiện qua đại lượng là nhiệt độ màu có đơn vị là K (Kelvin).

 

cam nang thiet ke he thong chieu sang va nhung dieu can biet 6

 

Hiệu ứng ánh sáng:

  • Kiểu ánh sáng (dạng trong suốt hay dạng đục mờ) của bóng đèn cũng góp phần tạo ra các hiệu quả chiếu sáng khác nhau. Tùy vào nhu cầu thẩm mỹ và kiểu dáng thiết kế của bộ đèn để có thể chọn lựa loại ánh bóng có kiểu ánh sáng phù hợp.

Chỉ số hoàn màu:

Chỉ số hoàn màu liên quan đến khả năng nhận diện đầy đủ và chính xác màu sắc của vật thể dưới ánh đèn. Bóng đèn có chỉ số hoàn màu càng cao (tối đa là 100) thì đối tượng được chiếu sáng sẽ được nhận diện chính xác và trung thực hơn.

II – Tiêu chuẩn chiếu sáng đề xuất

1. Phòng khách

 

he thong chieu sang phong khach de xuat

Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng phòng khách đề xuất tham khảo

 

  • Phục vụ cho mục đích sử dụng khác nhau tại thời điểm khác nhau trong ngày, sử dụng ánh sáng lớp để đạt hiệu quả tối ưu:
  • – Một đèn trung tâm để tạo điểm nhấn.
  • – Đèn ốp trần lõm phân tán ánh sáng xung quanh.
  • – Đèn bàn hoặc đèn chiếu điểm tạo không gian ấm áp.
  • – Đèn có thể điều chỉnh sáng tối tạo hiệu ứng ánh sáng.
  • – Gắn đèn tại khu vực gần rèm, hoặc màn cửa để tránh các điểm tối vào ban đêm.

2. Phòng ngủ

 

he thong chieu sang phong ngu de xuat

Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng phòng ngủ đề xuất tham khảo

 

  • Tạo ra không gian êm dịu cho sự thư giãn:
  • Chọn đèn tường và đèn âm trần có điều chỉnh ánh sáng cho không gian. Thêm điều khiển để bạn có thể nằm nghỉ dễ dàng mà không cần thức dậy để tắt chúng.
  • Sử dụng đèn đọc sách cạnh giường ngủ như đèn LED gắn trên tường hoặc đèn bàn để tránh ảnh hưởng người bên cạnh

3. Nhà bếp

 

he thong chieu sang phong bep de xuat

Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng phòng bếp đề xuất tham khảo

 

  • Chiếu sáng chức năng kết hợp hài hòa với tạo cảm hứng cho nhà bếp. Hãy kết hợp ánh sáng màu vàng (trắng ấm) và trắng (ánh sáng ban ngày) để giữ cho nhà bếp vừa đủ sáng cho việc chế biến vừa tạo cảm giác thoải mái cho khu vực bàn ăn:
  • – Dùng đèn chiếu điểm cung cấp đầy đủ ánh sáng.
  • – Ánh sáng lớp bằng cách sử dụng đèn tường và đèn tiêu điểm

4. Phòng tắm

 

he thong chieu sang phong tam de xuat

Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng phòng tắm đề xuất tham khảo

 

  • Tạo không gian thư giãn và phải đảm bảo độ an toàn điện. Sử dụng ánh sáng lớp cho nhiều khu vực khác nhau:
  • Đèn ốp trần để đảm bảo đủ độ sáng cần thiết.
  • Sử dụng đèn chiếu gương.
  • Có thể gắn thêm đèn chiếu điểm để tạo điểm nhấn cho vật thể trang trí nào đó trong phòng tắm.
  • Nên sử dụng đèn có IP44 trở lên.
  • Lưu ý: Tuyệt đối không gắn đèn quá gần bồn tắm hoặc vòi sen

5. Phòng học – Phòng làm việc

 

he thong chieu sang phong doc sach de xuat

Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng phòng học – phòng làm việc đề xuất tham khảo

 

  • Phân bổ ánh sáng đồng đều và đủ để tối đa hóa năng suất học tập và làm việc:
  • – Sử dụng đèn chiếu sáng chức năng (đèn âm trần và đèn bàn) để tránh mỏi mắt. Không gian xung quanh cần đủ ánh sáng tạo cảm giác thoải mái.
  • – Có thể dùng “cover light”(*) trong kệ, trần nhà tạo thêm không gian thư giãn và hài hòa.
  • (*) cover light: chiếu sáng khe hẹp của trần hoặc tường

 Tư liệu tham khảo: Philips

Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án thiết kế hệ thống chiếu sáng phù hợp với căn nhà của mình. Liên hệ với CENTA ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và tận hưởng dịch vụ thiết kế – thi công nội thất biệt thự, chung cư cao cấp chuyên nghiệp của chúng tôi

Dịch vụ thiết kế thi công chiếu sáng nội thất

Thiet-ke-thi-cong-noi-that www.centa.vn
  • Công ty TNHH Centa
  • ĐC: số 451 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline + Zalo 0944683000  |   024 6680 3111
  • Tư vấn: Mr Thành Fanpage: Công ty nội thất
  • thanh.centa@gmail.com

 

5/5 - (1 bình chọn)
0944683000
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0944683000 SMS: 0944683000