Thước Lỗ Ban và cách sử dụng trong Phong thủy

Thước Lỗ Ban phong thủy và cách sử dụng chúng trong việc xây dựng không gian sống  để mang đến nhiều tài lộc may mắn cho gia đình bạn.

Thước lỗ ban là gì?

Lỗ Ban (chữ Hán: 魯班 hay 魯般; bính âm: Lu Ban), tên thật Công Du Ban (chữ Hán: 公輸班; bính âm: Gōngshū Pán), họ Công Du[1], tên Ban (班, 盘 hay 般), hiệu Công Du Tử[2], thợ thủ công người nước Lỗ đầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Lỗ Ban là tên một người thợ mộc lừng danh của Trung Hoa cổ đại, tương truyền đã phát minh ra cưa, đục và các dụng cụ nghề mộc trong đó có cây thước đo mà gọi là thước Lỗ Ban. Thước Lỗ Ban là một sản phẩm mà Lỗ Ban sáng chế ra trên đó có đánh dấu các mốc kích thước đẹp, xấu.

Ý nghĩa của thước Lỗ Ban

Trong thực tế là nếu có một ngôi nhà xây đúng hướng, hợp tuổi gia chủ, đúng ngày giờ và vào đúng năm tốt cũng chưa đã tốt hẳn mà lại còn xấu hơn trong thước Lỗ Ban. Mọi kích thước thông thủy của các cửa, của căn phòng phạm phải cung xấu làm chìm đắm mọi cái tốt của sự hợp hướng, hợp thời, hợp ngày tháng. Khác với hướng nhà và sự hợp tuổi với thời gian và có thể lựa chọn và điều chỉnh thì kích thước chỉ có thể lấy đúng cung số, nếu lấy phải cung số xấu sẽ gây tai họa cho gia chủ.

Các loại thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban có 3 loại khác nhau dùng để đo kích thước thông thủy, các chi tiết của nhà và những đồ vật nội thất.

Mỗi kích thước nói trên có cung bậc được xác định một cách nghiêm ngặt và nó đòi hỏi người sử dụng phải hết sức cẩn trọng trong việc ứng dụng từng loại thước vào thực tế, tuyệt đối không được dùng lẫn lộn thước đo thông thủy để đo chi tiết nhà hoặc thước đo chi tiết nhà để đo đồ nội thất.

Ví dụ sử dụng Thước Lỗ Ban đo cửa

Thước Lỗ Ban dùng để đo cửa chính của ngôi nhà, cửa phòng ngủ, cửa sau, cổng ngỏ, đường luồng trong nhà, bàn làm việc, giường ngủ, khuôn viên bếp…Chỉ đo lọt lòng khoản trống bên trong.

  • Nếu cửa chính là cửa sắt để kéo, thì ta đo từ đáy dầm bê tông cửa xuống đến nên gạch men. Tiếp đến ta đo từ mép tường này qua mép tường kia. Có nghĩa là ta đo cả chiều cao và chiều rộng của cửa, chú ý là chỉ đo khoảng trống bên trong.
  • Nếu là cửa có khung ngoài, thì ta đo chiều cao của cửa từ đáy khung gió đến nền gạch men, tiếp đến ta đo chiều rộng của cửa từ da khung ngoài này qua da khung ngoài kia. Có nghĩa là ta chỉ đo khoảng trống bên trong cửa. Đặc biệt cửa có khung ngoài, phía trên có khung gió thì ta bỏ khung gió ra, không đo luôn khung gió, mà chỉ đo từ đáy khung gió trở xuống mà thôi.
  • Từ ví dụ trên ta có thể tự suy ra cách đo các loại cửa khác, hoặc giường ngủ, khuôn viên bếp…Nếu là bàn làm việc thì ta đo cả chiều dài và chiều rộng của mặt bàn.
  • Nếu làm mới thì ta chọn trước kích thước tốt để làm.
  • Nếu cửa cũ ra đo thấy rơi vào các cung xấu, thì nên nghiên cứu cách sử lý cho đúng kích thước tốt, nhưng phải vén khéo sao cho đẹp là được.

Dùng thước Lỗ Ban đo cửa

Đo cửa mới:

  • Ta lấy thước đo cửa chính từ trái sang phải, có nghĩa là ta kê đầu thước có cung Quý nhân (Cung lớn) vào sát da tường hoặc da khung của cửa ta định làm từ phía bên trái và tiếp tục đo về phía bên phải.
  • Mỗi lần đo xong một thước, ta lấy bút chì làm dấu cuối thước (nơi cuối cùng của cung Tể tướng), và đem thước (có đầu thước là cung Quý nhân) nối tiếp vào nơi dấu bút chì vừa rồi, và đo tiếp lần hai, lần ba…Đến cung tốt ta muốn chọn thì dừng lại.
  • Sau đó ta tiếp tục đo đến chiều cao của cửa theo cách trên.

Đo cửa cũ:

  • Ta kiểm tra cửa cũ đang sử dụng, đặt đầu thước có cung Quý nhân sát vào da tường hoặc da khung ngoài của cửa từ phía bên tay trái của ta, lấy bút chì làm dấu cuối cây thước, và tiếp tục đem thước nối tiếp vào dấu bút chì vừa làm dấu, để đo lần hai, lần ba…
  • Và đo tiếp cho đến khi đến da khung ngoài bên tay phải của ta, và nhìn vào thước sẽ biết được chiều rộng của cửa ta đo lọt lòng khoảng trống bên trong rơi vào cung tốt hay xấu…
  • Sau đó ta tiếp tục đo đến chiều cao của cửa theo cách trên.
  • Có thể căn cứ vào cách đo như trên với cửa, để suy ra và áp dụng vào nhiều việc khác…

 

Kích cỡ của thước Lỗ Ban

  • Chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban là 520mm (= 0,52).
  • Được chia ra làm 8 cung lớn: Theo thứ tự từ cung Quý nhân đến cung Tể tướng như trên. Mỗi cung lớn dài 65mm.
  • Mỗi cung lớn: Được chia ra làm 5 cung nhỏ như trên. Mỗi cung nhỏ dài 13mm.

Cách sử dụng thước lỗ ban

 1. Thước Lỗ Ban phong thuỷ

thuoc-lo-ban-trung-quoc

Thước Lỗ Ban nguyên thủy chỉ có 1 đoạn 42,9 cm chính vì thế nếu đo những vật có kích thước lớn sẽ dẫn đến sai số. Trên Thước được chia làm những vạch có màu đỏ và màu đen, Nếu đo kích thước rơi vào vạch đỏ là Tốt, Vạch đen là Xấu.

Nhưng có một điều các bạn đặc biệt lưu ý, do thước Lỗ Ban của chúng ta sử dụng có thêm phần thước kết hợp,( tức là khi đo 1 kích thước ở 1 vị trí sẽ rơi vào 2 vạch-2 cung; tức là phần thước hàng chữ nhỏ, nên có khi cửa đã lọt vào cung tốt ở hàng trên, hàng dưới lại là cung xấu và ngược lại. Như vậy, để được một kích thước tốt, cần phải trên đỏ, dưới đỏ.

Ví dụ, cửa phòng bạn có kích thước 85 cm, nghĩa là lọt vào cung Hưng Vượng 興旺, màu đỏ / tốt nhưng đối chiếu hàng bên dưới lại lọt vào cung Tai Chí 災至, màu đen / xấu. Để khắc phục các bạn có thể nới rộng cửa ra từ 86 đến 89 cm chẳng hạn. Cách sửa chữa khi cửa lọt vào cung xấu là các bạn có thể bào bớt cửa, đóng thêm nẹp, hoặc cùng lắm là làm lại khuôn cửa và cánh cửa mới cho đúng kích thước.

2. Ý nghĩa của phần chữ Lớn hàng trên của thước Lỗ Ban

Một cây thước Lỗ Ban có 8 cung (hàng chữ lớn, nằm trong ô vuông), là biến thể của đồ hình Bát quái, thay vì sắp theo hình tròn người ta sắp lại theo hàng ngang. Trong 8 cung đó có 4 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen), đi từ trái sang phải sắp xếp theo thứ tự sau

Tài 財 – Bệnh 病 – Li 離 – Nghĩa 義 – Quan 官- Kiếp 劫 – Hại 害 – Bản 本

Trong mỗi cung đó lại chia thành 4 cung nhỏ mà chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ cho các bạn hiểu. Chú ý là chúng ta vẫn đang xem xét hàng chữ lớn.

Cung thứ 1 (đỏ, tốt) – Tài 財 : tiền của, chia thành

– Tài Đức 財德 : có tiền của và có đức
– Bảo Kho 寶庫 : kho báu
– Lục Hợp 六合 : sáu cõi đều tốt (Đông-Tây-Nam-Bắc và Trời-Đất)
– Nghinh Phúc 迎福 : đón nhận phúc đến

· Cung thứ 2 (đen, xấu) – Bệnh 病 : bệnh tật, chia thành

– Thoái Tài 退財 : hao tốn tiền của, làm ăn lỗ lã
– Công Sự 公事 : tranh chấp, thưa kiện ra chính quyền
– Lao Chấp 牢執 : bị tù
– Cô Quả 孤寡 : chịu phận cô đơn

Cung thứ 3 (đen, xấu) – Li 離 : chia lìa, chia thành

– Trường Khố 長庫 : dây dưa nhiều chuyện
– Kiếp Tài 劫財 : bị cướp của
– Quan Quỉ 官鬼 : chuyện xấu với chính quyền
– Thất Thoát 失脫 : mất mát

· Cung thứ 4 (đỏ, tốt) – Nghĩa 義 : chính nghĩa, tình nghĩa, chia thành

– Thiêm Đinh 添丁 : thêm con trai
– Ích Lợi 益利 : có lợi ích
– Quí Tử 貴子 : con giỏi, ngoan
– Đại Cát 大吉 : rất tốt

· Cung thứ 5 (đỏ, tốt) – Quan 官 : quan chức, chia thành

– Thuận Khoa 順科 : thi cử thuận lợi
– Hoạnh tài 橫財 : tiền của bất ngờ
– Tiến Ích 進益 : làm ăn phát đạt
– Phú Quý 富貴 : giàu c

· Cung thứ 6 (đen, xấu) – Kiếp 劫 : tai họa, chia thành

– Tử Biệt 死別 : chia lìa chết chóc
– Thoái Khẩu 退口 : mất người
– Ly Hương 離鄉 : xa cách quê nhà
– Tài Thất 財失 : mất tiền của

· Cung thứ 7 (đen, xấu) – Hại 害 : thiệt hại, chia thành
– Tai Chí 災至 : tai họa đến
– Tử Tuyệt 死絕 : chết mất
– Bệnh Lâm 病臨 : mắc bệnh
– Khẩu Thiệt 口舌 : mang họa vì lời nói

· Cung thứ 8 (đỏ, tốt) – Bản 本 : vốn liếng, bổn mệnh, chia thành

– Tài Chí 財至 : tiền của đến
– Đăng Khoa 登科 : thi đậu
– Tiến Bảo 登科 : được của quý
– Hưng Vượng 興旺 : làm ăn thịnh vượng

3. Ý nghĩa của phần chữ Nhỏ – Hàng dưới của thước Lỗ Ban

Thước này gồm 10 cung, 6 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen). Đi từ trái sang phải, thứ tự như sau

Cung 1 (đỏ, tốt) – Đinh 丁 : con trai, chia thành

– Phúc Tinh 福星 : sao Phúc
– Cập Đệ 及第 : thi đỗ
– Tài Vượng 財旺 : được nhiều tiền của
– Đăng Khoa 登科 : : thi đậu

Cung 2 (đen, xấu) – Hại 害 , chia thành

– Khẩu Thiệt 口舌: mang họa vì lời nói
– Bệnh Lâm 病臨: mắc bệnh
– Tử Tuyệt 死絕: chết mất
– Tai Chí 災至: tai họa đến

Cung 3 (đỏ, tốt) – Vượng 旺 : thịnh vượng, chia thành

– Thiên Đức 天德 : đức của trời ban
– Hỉ Sự 喜事 : gặp chuyện vui
– Tiến Bảo 喜事: được của quý
– Nạp Phúc 納福 : đón nhận phú

Cung 4 (đen, xấu) – Khổ 苦 : khổ đau, đắng cay, chia thành

– Thất Thoát 失脫: mất mát
– Quan Quỉ 官鬼 : chuyện xấu với chính quyền
– Kiếp Tài 劫財: bị cướp của
– Vô Tự 無嗣: không con nối dõi

Cung 5 (đỏ, tốt) – Nghĩa 義, chia thành

– Đại Cát 大吉: rất tốt
– Tài Vượng 財旺 : nhiều tiền của
– Ích Lợi 益利: có lợi ích
– Thiên Khố 天庫 : kho trời

Cung 6 (đỏ, tốt) – Quan 官, chia thành

– Phú Quy 富貴: giàu có
– Tiến Bảo 進寶: được của quý
– Hoạnh Tài 橫財: tiền của bất ngờ
– Thuận Khoa 順科: thi cử thuận lợi

Cung 7 (đen, xấu) – Tử 死 : chết chóc, chia thành

– Ly Hương 離鄉: xa cách quê nhà
– Tử Biệt 死別: chia lìa chết chóc
– Thoái Đinh 退丁 : mất con trai
– Thất Tài 失財 : mất tiền của

Cung 8 (đỏ, tốt) – Hưng 興 : hưng thịnh, chia thành

– Đăng Khoa 登科: thi đậu
– Quí Tử 貴子 : con giỏi, ngoan
– Thêm Đinh 添丁 : thêm con trai
– Hưng Vượng 興旺: làm ăn thịnh vượng

Cung 9 (đen, xấu) – Thất 失 : mất mát, chia thành

– Cô Quả 孤寡: chịu phận cô đơn
– Lao Chấp 牢執 : bị tù
– Công Sự 公事: tranh chấp, thưa kiện ra chính quyền
– Thoái Tài 退財 : hao tốn tiền của, làm ăn lỗ lã

Cung 10 (đỏ, tốt) – Tài 財, chia thành

– Nghinh Phúc 迎福: đón nhận phúc đến
– Lục Hợp 六合sáu cõi đều tốt (Đông-Tây-Nam-Bắc và Trời-Đất)
– Tiến Bảo 進寶: được của quý
– Tài Đức 財德: có tiền của và có đức

Cung thuoc Lo ban

6. Kinh nghiệm lấy số đo nhanh và chính xác

Ví dụ làm cửa mới:
– Nếu ra dự kiến làm cửa mới có khung ngoài, đo lọt lòng khoảng trống bên trong là 3,20m.
– Mỗi lần đo một thước là 0,52m (520mm), ta tính cho 6 lần đo là 3,12m (3120mm). Sau đó ta lấy thước dây cuộn loại 5m, kéo dài ra và lấy bút chì đánh dấu vào vị trí 3,12m. Tiếp đến ra lấy cây thước Lỗ Ban, đặt đầu thước có cung Quý nhân (cung lớn) vào dấu bút chì ở vị trí 3,12m, thấy phần thừa còn lại là 0,08m (80mm) so với 3,20m ta dự kiến ban đầu.
– Nhìn vào thước Lỗ Ban và thước dây cuộn, ta thấy vị trí 3,20m rơi vào cung tốt hay cung xấu của thước Lỗ Ban. nếu vị trí 3,20m rơi vào cung xấu của thước Lỗ Ban, thì có thể điều chỉnh lại chút ít, để rơi vào kích thước cung tốt (cung tốt nhỏ) của thước Lỗ Ban.
– Tất nhiên ta chọn vào giữa cung tốt (của cung nhỏ: 1 trong 5 cung tốt của cung lớn), chứ không phải ngay vạch cắt giữa cung nhỏ này với cung nhỏ kia, vì nó chẳng mang ý nghĩa gì cả.
– Căn cứ vào cách đo nhanh và chính xác như trên mà áp dụng vào các việc khác…
– Chú ý: Khi ta đo đến một cung tốt (cung nhỏ) nào, thì ta sẽ hiểu ý nghĩa của cung tốt đó nói tốt về việc gì (1 trong 5 cung tốt), chứ không phải mang hết ý nghĩa tốt cho cả cung lớn. Kể cả cung xấu cũng vậy, ta chỉ hiểu ý cung xấu nói gì của 1 trong 5 cung xấu đó, chứ không phải mang hết ý nghĩa cả 5 cung xấu trong 1 cung lớn.

Ý nghĩa và cách tính các cung như sau:

1. Cung Quý nhân
Gặp cung này gia cảnh được khả quan, làm ăn phát đạt, bạn bè trung thành, con cái thông minh, hiếu thảo.
Cách tính = n x L + (0,15 đến 0,065)
2. Cung Hiểm họa
Gặp cung Hiểm họa gia chủ sẽ bị tán tài lộc, trồi dạt tha phương, cuộc sống túng thiếu, gia đạo có người đau ốm, con cái hư hỏng, bất trung bất hiếu.
Cách tính = n x L + (0,07 đến 0,13)
3. Cung Thiên tai
Gặp cung này coi chừng ốm đau nặng, chết chóc, mất của, vợ chồng bất hòa, con cái gặp nạn.
Cách tính = n x L + (0,135 đến 0,195)
4. Cung Thiên tài
Gặp cung Thiên tài chủ nhà luôn may mắn về tài lộc, năng tài đắc lợi, con cái được nhờ vả, hiếu thảo, gia đạo chí thọ, an vui.
Cách tính = n x L + (0,20 đến 0,26)
5. Cung Phúc lộc
Tại cung Phúc lộc chủ nhà luôn gặp sung túc, phúc lộc, nghề nghiệp luôn phát triển, năng tài đắc lợi, con cái thông minh, hiếu học, gia đại yên vui.
Cách tính = n x L + (0,265 đến 0,325)
6. Cung Cô độc
Cung này gia chủ hao người, hao của, biệt ly, con cái ngỗ nghịch, tửu sắc vô độ đến chết.
Cách tính = n x L + (0,22 đến 0,39)
7. Cung Thiên tặc
Găph cung Thiên tặc phải coi chừng bệnh đến bất ngờ, hay bị tai bay vạ gió, kiện tụng, tù ngục, chết chóc.
Cách tính = n x L + (0, 395 đến 0,455)
8. Cung Tể tướng

    Cung Tể tướng tạo cho gia chủ hanh thông mọi mặt, con cái tấn tài danh, sinh con quý tử, chủ nhà luôn may mắn bất ngờ
Cách tính = n x L + (0,46 đến 0,52)
* Trong đó:
L = 0,52m;   n = 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10;…; Có 4 cung tốt là: Quý nhân – Thiên tài – Phúc lộc – Tể tướng

7. Cách sử dụng thước Lỗ Ban để đo kích thước rỗng, đặc

Đo kích thước rỗng (Thông thủy)

Thước đo lỗ rỗng như kích thước thông thủy của các loại cửa, lỗ thoáng và không gian thông thủy của các tầng nhà. Các kích thước này được tạo bởi sự giới hạn trong một không gian vật chất, chính về thế nó cũng biểu thị sự ảnh hưởng của những kích thước không gian đó đối với con người thông qua sự thay đổi các kích thước.

Thước đo lỗ rỗng (Thông thủy) có chiều dài quy đổi ra hệ mét là L = 0,52m, như vậy mỗi cung cho kích thước là 0,065m. Thứ tự các cung đo từ trái sang phải là:  Quý nhân – Hiểm họa – Thiên tai – Thiên tài – Phúc lộc – Cô độc – Thiên tặc – Tể tướng

Đo kích thước đặc

Để đo kích thước đặc có hai loại thước khác nhau:
– Thước đo chi tiết nhà có chiều dài mỗi cung là 53,62mm
– Thước đo đồ nội thất có chiều dài mỗi cung là 48,75mm

Đo kích thước đặc có nghĩa là đo phủ bì các vật thể là những chi tiết của những công trình hoặc đồ vật trong nội thất ngôi nhà.

Thước đo kích thước đặc có 8 cung như sau: Tài – Bệnh – Ly – Nghĩa – Quan – Kiếp – Hại – Bản

1. Tài: Có nghĩa là tài gồm:
– Tài đức: Có tài và có đức

    – Báo khố: Có kho quý
– Đạt được sáu điều ưng ý
– Nghênh phúc: Đón điều phúc
2. Bệnh: Có nghĩa là bệnh gồm:
– Thoát tài: mất tiền
– Công sự: Phải đến cửa quan
– Lao chấp: Bị tù đày
– Cô quả: Đơn lẻ
3. Ly: Có nghĩa là xa cách gồm:
– Trưởng khố: Cầm cố đồ đạc
– Kiếp tài: Của cải mất mát
– Quan quỷ: Công việc không tốt
– Thất thoát: Bị mất mát
4. Nghĩa: Có nghĩa là đạt được điều hay lẽ phải gồm:
– Thêm đinh: Thêm người
– Ích lợi: Có lợi, có ích
– Quý sử: Sinh được quý tử
– Đại cát: Nhiều điều hay
5. Quan: Có nghĩa là người chủ gồm:
– Thuận khoa: Tiến đường công danh
– Hoành tài: tiền nhiều
– Tiến ích: Ích lợi tăng
– Phú quý: Giàu sang
6. Kiếp: Có nghĩa là tại gồm:
– Tử biệt: Chết chóc
– Thoái khẩu: Mất người
– Ly hương: Bỏ quê mà đi
– Tài thất: Mất tiền
7. Hại: Có nghĩa là gặp nhiều việc xấu gồm:
– Tai chi: tai nạn đến
– Tử nguyệt: Chết chóc
– Bệnh lâm: mắc bệnh
– Khẩu thiệt: Cãi nhau
8. Bản: Có nghĩa là gốc gồm:
– Tài chí: Tiền tài đấy
– Đăng khoa: Đỗ đạt
– Tiến bảo: Được dâng của quý
– Hưng vượng: Làm ăn phát đạt

Như vậy trong 8 cung nói trên chỉ có 4 cung là tốt gồm: Tài – Nghĩa – Quan – Bản. Khi chọn kích thước thì chỉ nên chọn theo 4 cung này.

Dịch vụ thiết kế thi công nội thất hợp phong thủy

  • Công ty TNHH Centa
  • ĐC: số 451 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline + Zalo 0944683000  |   024 6680 3111
  • Tư vấn: Mr Thành Fanpage: Công ty nội thất
  • thanh.centa@gmail.com

 

5/5 - (2 bình chọn)
0944683000
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0944683000 SMS: 0944683000