Cây xanh trong nhà
- Sự xuất hiện của cây cảnh trong trang trí nội thất góp phần mang lại mảnh xanh trong gia đình, tạo không gian tươi mới tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, chọn lựa cây xanh để trang trí cũng cần sự kỹ lưỡng và óc thẩm mỹ của chủ nhân ngôi nhà.
- Cây xanh không những có tác dụng làm sạch không khí nhằm mang lại phong thuỷ tốt cho không gian sống của bạn, mà chúng còn có tác dụng trang trí và mang lại năng lượng thiết yếu cho ngôi nhà. Sau đây là vài gợi ý cho việc lựa chọn những loại cây phù hợp cho phòng khách và nhà bếp gia đình.
Cây xanh trong phòng khách
- Theo phong thuỷ, phòng khách thuộc thổ nên ưu tiên chọn những cây có dáng to đẹp, hoa tươi. Các cây mang sắc xanh-mộc, đỏ-hoả, vàng-thổ khá phù hợp trong việc kích hợp nguồn khí cho phòng khách.
- Tránh cây gai nhọn, mềm rũ rượi hoặc cây hay bị rụng lá. Những cây cảnh thường được chọn như vạn tuế, chuối đỏ, cây cọ, cây cau, chà là, thường xuân, cây sung cảnh, bonsai…
- Cũng có thể chọn chưng dương xỉ hoặc trầu bà có tác dụng lọc bụi, giảm khói thuốc, lọc các chất độc dễ bay hơi khác và mang lại không khí trong lành xanh mát cho phòng khách.
Cây cọ thường được chọn trưng bày trong phòng khách.
- Những loại cây trong nước như súng, sen… dùng làm cảnh trong phòng khách phù hợp với những góc thư giãn, tiếp khách thân mật, tạo hoà khí vui vẻ.
- Bên cạnh đó những cây thân leo, những chậu hoa phong lan hay một chậu thiên niên mộc, hoặc vạn niên thanh cũng là lựa chọn tốt nhằm tạo không khí thoải mái, tự nhiên cho phòng khách.
- Dĩ nhiên, sẽ bất hợp lý nếu bạn chọn một cây cao, to cho phòng khách nhỏ hẹp, trần thấp, hoặc ngược lại, bố trí những cây nhỏ xíu cho một phòng khách rộng cho dù đó là cây đẹp và quý.
- Điều quan trọng vẫn là sự kết hợp hài hoà giữa không gian sẵn có với loại cây tương xứng, cũng như sự đồng điệu hay tương phản cho màu sắc của cây cảnh với màu tường, vật trang trí, trần nhà… nhằm mang lại vẻ đẹp thích hợp với chủ ý cá tính của chủ nhà.
Cây xanh trong nhà bếp và phòng ăn
Trong nhà bếp hay phòng ăn nên chọn một số chậu cây có màu sắc tươi vui như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ… Ngoài tác dụng mang mảnh xanh cho không gian, sắc đỏ của cây có tác dụng kích thích hệ tiêu hoá, giúp bạn cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
- Ngày nay người ta quan trọng vấn đề vệ sinh, sạch sẽ trong ăn uống, do đó yêu cầu về cây xanh trong nhà bếp cũng cần dùng đất dinh dưỡng không vi khuẩn để nuôi dưỡng. Cũng không chọn những cây cho hoa mau nở nhanh tàn hay các loại hoa có mùi nồng nặc nhằm tránh gây mùi khó chịu khi kết hợp với các mùi khác trong bếp khi chế biến thức ăn.
- Các cây được ưu tiên là loại cây thân nhỏ không gây khó khăn cho mọi người khi di chuyển trong nhà bếp, thường là các chậu cây, bồn cây nhỏ.
- Hồng môn cũng thích hợp cho nhà bếp vì là loại cây nhiệt đới, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu và cho hoa quanh năm mà không đòi hỏi công chăm sóc.
- Cây lá dứa cho mùi hương dễ chịu, dịu nhẹ và khả năng chịu đựng được điều kiện sống trong nhà cao. Hoặc một chậu thu hải đường đặt trên bàn ăn, không cần nhiều nước và ánh sáng mặt trời đồng thời tăng sức sống cho phòng và tạo cảm giác vui vẻ.
- Bạn cũng có thể kết hợp treo những loại cây leo lá dày trên cửa sổ, các loại dương xỉ như dương xỉ chân thỏ, dương xỉ tổ yến, lan hồ điệp…
Các lưu ý khác về cây xanh trong nhà
Việc lựa chọn loại cây thích hợp cho nhà bếp hay phòng khách không khó. Vấn đề quan trọng vẫn là sự kết hợp các loại cây được chọn với kết cấu, kiến trúc và không gian của ngôi nhà để tạo nên sự hoà hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nơi đặt cây: ở những nơi nhiều ánh sáng, góc trống, những vị trí bạn muốn che khuất tầm nhìn. Không nên đặt cây gần lò sưởi, máy lạnh, quạt dễ khiến cây khô héo và giảm tuổi thọ.
- Chọn cây: phải thích hợp với từng không gian, bố cục ngôi nhà, chủ ý gia chủ và tuân theo các nguyên tắc phong thuỷ về cây cảnh trong gia đình nhằm mang đến những nguồn khí tốt, bầu không khí trong lành.
- Những điều nên tránh: đối với nơi hay đi lại hoặc nhiều người hay tập hợp như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi… bạn nên chưng loại cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa, ít vướng víu để không che tầm nhìn hay cản trở di chuyển.
- Không để cây héo úa: cây cối là thước đo trường khí của từng không gian nhà ở. Do đó, bạn phải đặc biệt chăm sóc cây và theo dõi thường xuyên. Nếu cây héo úa hoặc phát triển kém nghĩa là nội khí trong nhà không tốt, nên thay đổi chủng loại cây hoặc điều chỉnh môi trường xung quanh cho phù hợp.
Dịch vụ cung cấp cây xanh trong nhà
|