Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên

Các loại gỗ tự nhiên được phân biệt như thế nào?

Các loại gỗ tự nhiên có đặc điểm phân biệt riêng tùy thuộc kinh nghiệm của người làm nghề về gỗ. Làm sao để phân biệt các loại gỗ tự nhiên. Một số các loại gỗ tạp có vân gỗ khá giống với gỗ cao cấp, đặc biệt gỗ đã được sơn PU và xử lý bề mặt nên càng khó phân biệt. Xưởng gỗ tự nhiên CENTA sẽ giúp các bạn những nội dung cơ bản để phân biệt các loại các đồ gỗ tự nhiên.. 

27.-Phoi-canh-phong-khach

  • Tài nguyên gỗ ngày càng bị thu hẹp, kết hợp với đó là sự leo thang nghiêm trọng của nền kinh tế làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ nói chung và đồ gỗ nội thất nói riêng. Chỉ cần thực hiện một bài toán chi phí giá gỗ nguyên liệu tăng cao, giá nhân công tăng, chi phí vận chuyển tăng, các chi phí khác tăng theo. Đồng thời với đó là sự cạnh tranh gay gắt của nên kinh tế thị trường về giá cả và mẫu mã.
  • Chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra rằng sẽ có những công ty, làng nghề, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ không uy tín dùng những thủ thuật, tiểu xảo nhằm đánh lừa người tiêu dùng không có kiến thức về đồ gỗ.

26.-Phong-khach-tang-7-theo-thiet-ke-co-dien

Các loại gỗ tự nhiên với kinh nghiệm của người làm nghề

  • Cách thức mà các công ty, làng nghề, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ không uy tín này thường sử dụng là sử dụng gỗ tạp (gỗ rẻ tiền, gỗ kém chất lượng) để thay thế cho các loại gỗ cao cấp (gỗ xưa, gỗ lim, gỗ trắc, gỗ hương, gỗ gụ,….). Một số các loại gỗ tạp có vân gỗ khá giống với gỗ cao cấp, đặc biệt gỗ đã được sơn PU và xử lý bề mặt nên càng khó phân biệt.
  • Người tiêu dùng không có kiến thức về đồ gỗ cứ nhầm tưởng mua được đồ gỗ cao cấp với giá rẻ nhưng ai ngờ lại mua phải đồ gỗ rẻ tiền với giá cao. Còn người được lợi lại là các công ty, làng nghề, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ không uy tín.
  • Đối với bàn ghế, thích hợp với nhiều loại gỗ như là: xoan đào, sồi Nga, sồi Mỹ, Tần Bì (trừ gỗ lim). Các loại gỗ này có độ cong vênh ít, vân gỗ nổi và có nhiều màu, chịu được nhiệt độ cao, phù hợp trong thiết kế những ngôi nhà hiện đại.
  • Gỗ rất đa dạng về sản phẩm, mẫu mã cũng như chất lượng và giá thành. Chính bởi vậy, gỗ ngày càng được sử dụng nhiều trong mọi gia đình. Tùy vào công năng sử dụng của đồ nội thất, đặc tính của gỗ mà bạn có thể chọn được những loại gỗ thích hợp và đảm bảo tính thẩm mỹ, sự ấm cúng trong gia đình.

Tên tiếng Anh một số loại gỗ tự nhiên

Trên thế giới có rất nhiều dòng gỗ tự nhiên khác nhau, trong đó đã có một số loại được nhập khẩu hoàn toàn về Việt Nam. Để phân biệt và nhận biết, CENTA xin giới thiệu tên gọi các loại gỗ bằng tiếng Việt và tiếng Anh..

  • Gỗ Tràm – Acacia wood
  • Gỡ Thông – Pine wood
  • Gỗ Thích – Maple wood
  • Gỗ Sồi – Oak wood
  • Gỗ Lim – Iron wood
  • Gỗ Đỏ – Doussis wood
  • Gỗ Gụ – Mahogamy wood
  • Gỗ Mun – Ebony wood
  • Gỗ Trắc – Dalbergia wood
  • Gỗ Sưa – Dalbergia Tonkinensis prain wood
  • Gỗ Gòn – Cotton wood
  • Gỗ Olive – Olive wood
  • Gỗ Bách – Cypress wood
  • Gỗ Đu – Elm wood
  • Gỗ Trăn – Alder wood
  • Gỗ Keo – Tupelo wood
  • Gỗ Căm xe – Merbau wood
  • Gỗ Chiu Liu – Limba (Terminalia superba) wood
  • Gỗ Óc chó – Walnut wood
  • Gỗ Anh đào – Cherry wood
  • Gỗ Giáng hương – Padouk wood (Camwood, Bar wood, Mbel)
  • Gỗ Trầm hương – Bass wood
  • Gỗ Bạch dương – Poplar wood
  • Gỗ Tần Bì – Ash wood
  • Gỗ Giá tỵ – Tek wood
  • Gỗ Hương đỏ – Padauk wood
  • Gỗ Linh Sam – Fir wood
  • Gỗ Hồ Đào – Hickory wood
  • Gỗ Bách tùng – Juniper wood
  • Gỗ Sung dâu – Sycamore wood
  • Gỗ Dẻ gai – Beech wood

Gỗ tự nhiên được hiểu như thế nào cho đúng

Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%),lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.

02-Mat-cat-go Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn
Mặt cắt ngang của một cây gỗ

2. Thế nào là gỗ lõi, (gỗ có giá trị cao), gỗ rác (gỗ không có giá trị cao)?

  • Gỗ lõi là do gỗ rác hình thành nên. Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp. Trước hết tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện: nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu,…
  • Nhìn chung, do thành phần các chất hữu cơ nói trên tích tụ rất nhiều trong gỗ lõi, các tế bào ở đây được cho là không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước và muối khoáng nữa mà trở thành “thùng rác” chứa các chất thải, chất bã của cây.
  • Ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ rác.
  • Do gỗ lõi ít “rỗng” hơn gỗ rác, độ bền vật lý của gỗ lõi tốt hơn gỗ rác và nó đảm nhận vai trò chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của cây.
  • Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ rác. Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng.
  • Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính thân cây và thể tích gỗ rác, gỗ lõi. Có loài không hình thành gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ dác rất mỏng (ví dụ gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm).

3. Đặc điểm của gỗ dùng làm đồ gỗ mỹ nghệ

  • Bền : ít có dãn, không mối mọt, nếu được bảo quản trong nhà có thể tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm.
  • Lành: không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt một số loại có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe (gỗ sưa, gỗ trắc …),
  • Đẹp : Vân ,thớ, màu rất đẹp, có loại gỗ vân nổi lên như một bức tranh thiên nhiên trao tặng. Đồ dùng lâu ngày, gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ càng đẹp
  • Quý: càng ngày càng trở lên quý hiếm và đắt.
  • Đó cũng là lý do vì sao bạn nên chọn đồ gỗ làm đồ nội thất dùng trong gia đình.

4. Cách phân biệt các loại gỗ

4.1. Gỗ Sưa:

04-Go-sua Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn

  • Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn
  • Có ba loài gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.
    + Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ
    + Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
  • Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:
    + Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
    + Gỗ sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
    + Gỗ sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục
    + Gỗ sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt

 

05-Go-sua Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn
Vân gỗ sưa

Gỗ sưa có vân 4 mặt

4.2. Gỗ Trắc:

  • Có ba loài gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen
    + Gía trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen
  • Đặc điểm nhận biết của gỗ trắc:
    + Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng
    + Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh
    + Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu
  • Tốt hơn nữa là gụ, trắc, cẩm lai, mun đen, mun sọc… Tuy nhiên, những loại gỗ này hiếm hơn và giá thành cao.

 

06-Go-trac Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn

Vân gỗ trắc

4.3. Gỗ Giáng Hương :

  • Một loại gỗ khá quý hiếm rất thích hợp cho tủ bếp là giáng hương.
  •  Có màu nâu hồng, vân đẹp, đặc biệt có mùi thơm
  • Giáng hương là loại gỗ sang trọng và quý phái, được các nước châu Âu và châu Á ưa dùng.
  • Loại gỗ vân đẹp, thớ gỗ nhỏ và rắn chắc nên làm sàn nhà rất đẹp và bền.

07-go-giang-huong Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn

Vân gỗ Giáng Hương

4.4. Gỗ Mun :

– Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng

08-Go-mun Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn
Vân gỗ Mun

4.5. Gỗ Gụ :

  • Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm
  • Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh
  • Gỗ có mùi chua nhưng không hăng

Vân gỗ gụ

4.6. Gỗ PơMu :

  • Sự lựa chọn tốt nhất cho giường nhà bạn là gỗ pơ mu.
  • Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm
  • Gỗ pơ mu có màu sáng trắng, hoặc vàng, vân gỗ to và đẹp.
  • Đây là loại gỗ tốt, thớ mịn có mùi thơm đặc trưng nên tốt cho sức khỏe.
  • Đặc biệt hơn nữa là loại gỗ này có thể tránh được muỗi và côn trùng, không bị mối mọt phá hoại.

10-Go-pomu Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn
Vân gỗ Pơmu

4.7. Gỗ Xoan Đào:

  • Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào
  • Có rất nhiều loại gỗ thích hợp để thiết kế giường như: sồi, xoan đào
  • Văn phòng thường sử dụng điều hòa, ít khi tiếp xúc với mưa nắng bên ngoài nên không cần đòi hỏi độ bền quá cao.
  • Bạn có thể sử dụng xoan đào, bạch tùng, xoan ta. Giá thành của chúng vừa phải, nhiều màu sắc và kiểu dáng đẹp.

11-Go-xoan-dao Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn.
Vân gỗ Xoan Đào

4.8. Gỗ Sồi đỏ:

  • Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng
  • Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng
  • Gỗ sồi hay được dùng làm giường, tủ

12-Go-xoi-do Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn Các loại gỗ tự nhiên
Vân gỗ sồi đỏ

4.9. Gỗ Sồi trắng :

  • Dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm
  • Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ. Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn

13-Go-xoi-trang Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn
Vân gỗ Sồi trắng

4.10. Gỗ Dổi :

  • Gỗ thường màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm
  • Đồ gỗ trong bếp có yêu cầu là phải chịu được nhiệt độ cao, chịu nước và có độ bền tốt. Chính bởi chức năng sử dụng và yêu cầu đó, mà gỗ dổi là lựa chọn tốt cho gia đình bạn.
  • Loại gỗ này có độ bền cao, vân tự nhiên và sắc nét, thích hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.
  • Tủ bếp gỗ dổi thể hiện sự sang trọng, cổ điển mà vẫn toát lên vẻ hiện đại.

4.11. Gỗ Tần Bì :

  • Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng
  • Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu
  • Vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều

15-Go-tan-bi Cach-phan-biet-cac-loai-go www.centa.vn Các loại gỗ tự nhiên
Vân gỗ Tần Bì

4.12. Gỗ Thông :

  • Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều

4.13. Gỗ Mít :

  • Gỗ mềm, màu vàng sáng, khi để lâu sẽ chuyển sang nâu sẫm
  • Vân gỗ không đẹp lắm

4.14. Gỗ Căm xe :

  • Gỗ màu đỏ thẫm, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ, thớ mịn
  • Gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng, rất cứng
  • Những năm gần đây kinh tế phát triển, sàn gỗ được sử dụng nhiều trong các ngôi nhà mới nhằm tạo ra sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Sàn gỗ căm xe có thể dễ dàng kết hợp với các vật dụng khác trong phòng.
  • Gỗ căm xe có màu sắc tự nhiên, đẹp, phù hợp với nhiều không gian cho sàn nhà.
  • Với màu sắc đa dạng, vân gỗ tự nhiên thích hợp với nhu cầu của những gia đình có điều kiện.

4.15. Gỗ Lim :

  • Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt
  • Gỗ có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt
  • Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen
  • Đặc tính của gỗ về Việt Nam thường bị cong, vênh (trừ gỗ lim). Gỗ lim cứng, chắc và nặng, không có mối mọt.
  • Khả năng chịu lực của loại gỗ này rất tốt, vân gỗ có dạng xoắn đẹp. Vì vậy, loại gỗ này được sử dụng làm cột, xà trong các công trình kiến trúc theo lối cổ hoặc giường, phản.
  • Gỗ lim không cong vênh và biến dạng nên rất thích hợp để làm mặt bậc cầu thang trong nhà. Tuy nhiên, lại không thích hợp cho đồ gia dụng, bởi gỗ lim độc, không tốt cho sức khỏe.
  • Bên cạnh gỗ lim, bạn cũng có thể dùng gỗ miến, bởi loại gỗ này cũng rất bền.

Vân gỗ Lim

4.16. Gỗ Chò Chỉ :

  • Thịt vỏ vàng và hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ.
  • Gỗ Chò Chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi
  • Cửa là phần quan trọng của ngôi nhà. Vật liệu dành cho cửa rất đa dạng, nhưng thông dụng nhất vẫn là gỗ bởi vẻ đẹp sang trọng mà gỗ mang lại. Các kiến trúc sư thường chọn gỗ trò, lim cho khuôn cửa.
  • Với cửa bên ngoài, như cửa sổ và cửa chính, vì công năng sử dụng nhiều, lại chịu tác động thường xuyên của mưa nắng, gió nên yêu cầu độ bền của vật liệu cao.

4.17. Gỗ tạp giống gỗ Giổi

Vân gỗ tạp giống gỗ Giổi

4.18. Gỗ tạp giống gỗ Tần Bì

Vân gỗ tạp giống gỗ Tần Bì

4.19. Các loại gỗ tạp khác

  • Gỗ Bạch Tùng
  • Gỗ Hồng Sắc
  • Gỗ Keo
  • Gỗ Muồng Muồng

Các bài viết chuyên sâu về gỗ tự nhiên

Chia sẻ những Kinh nghiệm lựa chọn đồ gỗ nội thất …

  • Đồ gỗ luôn được khá nhiều gia chủ lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà, làm tủ, bàn ăn, giường ngủ, kệ bếp, cầu thang…
  • Các loại sản phẩm đồ gỗ trên thị trường hiện nay được rất nhiều người lựa chọn bởi vẻ đẹp ấn tượng đến từ các đường nét vân gỗ đẹp, sang trọng mang đến cho không gian nội thất một vẻ đẹp trầm ấm với màu sắc đặc trưng của gỗ. Tuy nhiên để lựa chọn một sản phẩm nội thất từ gỗ không phải là điều đơn giản.
  • Người mua cần trang bị cho mình kiến thức cũng như kinh nghiệm để có thể lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất. Dưới đây CENTA xin chia sẻ một số kinh nghiệm lựa chọn đồ gỗ nội thất cho ngôi nhà của bạn.

Kiểm tra chất lượng các bộ phận, hoa văn, nước sơn…

  • Khi mua, bạn lưu ý kiểm tra các bộ phận chủ yếu như: Chân, khung cửa, mặt ngăn kéo… Chúng phải được đóng bằng loại gỗ có chất lượng tốt, nếu có trang trí hoa văn thì phải sắc nét, đẹp mắt, không có những đầu mẩu gỗ thừa, mắt sâu hay gỗ bị rạn nứt.
  • Không nên mua đồ dùng mà bộ phận gỗ đóng bên trong (phần che khuất) như tấm ngăn, tấm lót, ngăn kéo… bị mọt, sứt sẹo, chắp vá, thiếu hụt.
  • Đối với những đồ gỗ quét sơn, màu sơn phải đều, có độ bóng đẹp, không có nốt sần hay vết nhăn,sờ vào những chỗ nối phải phẳng và có cảm giác như sờ vào kính.
  • Về thẩm mỹ, không nên chọn đồ gỗ có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận.

Kiểm tra kết cấu gỗ

  • Với những món đồ nội thất lớn, bạn nên chú ý xem chúng có lỗ mộng truyền thống không.
  • Trong các món đồ lớn hơn, bạn thậm chí còn phải cẩn thận kiểm tra các đinh vít, keo có chắc chắn không.
  • Khi mua ghế, cần đảm bảo nó không bị dao động, cần kiểm tra bốn chân đứng có vững chãi hay không nữa nhé

Cân nhắc khi lựa chọn loại gỗ

  • Khi lựa chọn đồ gỗ nội thất khách hàng cũng nên cân nhắc việc sử dụng gỗ thịt hay gỗ ép để giảm thiểu chi phí và dễ dàng lựa chọn hơn.
  • Với những đồ đạc như bàn ghế hay tủ đứng lớn thì gỗ tự nhiên sẽ bền và đẹp lâu hơn nhưng với những đồ như kệ tivi, tủ rượu, bàn học thì các sản phẩm gỗ ép vừa rẻ lại vừa đa dạng mẫu mã và có độ bền vừa phải để khách hàng có thể thay đổi sau một thời gian sử dụng mà không sợ tốn kém.

Màu sắc có đều không?

  • Kiểm tra lớp sơn bên ngoài, bề mặt đạt tiêu chuẩn là nhìn về màu sắc vân của chúng phải đều màu rõ nét, màu sắc của từng chiếc so với vả bộ phải giống nhau, không nên có hiện tượng màu sắc cục bộ bị phai, hơn nữa bề mặt phải bằng phẳng.

Cách bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng đồ nội thất gỗ tự nhiên

Các bước cơ bản để bảo dưỡng đồ gỗ tự nhiên.

  • Tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu nên sản phẩm
  • Đặt đồ gỗ cách xa lỗ thông khí đốt nóng hoặc lỗ thông máy điều hòa.
  • Nhanh chóng lau các vết nước đổ bằng cách chặm lên các vết nước một ách nhẹ nhàng.
  • Dùng đế ly, khay và khăn trải bàn để bảo vệ đồ gỗ trong suốt quá trình sử dụng
  • Nhấc và đặt các đồ vật thay vì kéo trượt lên bề mặt đồ gỗ
  • Thay phụ kiện trên đồ gỗ định kỳ
  • Trám đặt các sản phảm bằng nhựa và cao su trên đồ gỗ trong thời gian dài
  • Thường xuyên lau chùi đồ gỗ.

Vật tư sản phẩm để bảo dưỡng nội thất gỗ tự nhiên

  • Hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm bảo dưỡng chuyên dùng cho đồ gỗ đang được bày bán trên thị trường. Các loại như xi bóng, sáp, phẩm nhuộm và các chất bảo quản được đưa vào công thức để cung cấp cho đồ gỗ sự bảo vệ an toàn trước các tác động từ môi trường và quá trình sử dụng.
  • Sáp gỗ có khả năng đem lại sự bảo vệ lâu dài và bền vững nhất cho các loại đồ gỗ thành phẩm. Sáp gỗ hiện có mặt trên thị trường dưới dạng hồ nhão hoặc chất lỏng. Một số loại sáp dạng hồ có màu sắc nhằm giúp che các khía cạnh, vết nứt hoặc khiếm khuyết nhỏ trên bề mặt.
  • Các loại xi bóng có thể dùng thường xuyên trên tất cả các bề mặt đồ gỗ. Tốt nhất là nên lau sạch và xóa bỏ các vết sáp trên bề mặt đồ gỗ trước khi dùng xi bóng để tránh sự xuất hiện những vết vẩn đục.

Cách lau chùi đồ nội thất gỗ tự nhiên

  • Lau chùi đồ gỗ nội thất thường xuyên sẽ giúp duy trì giá trị cao cấp của chúng. Việc quét bụi và lau chùi thường xuyên giúp lấy đi sự hình thành dầu mỡ, chất xơ và bụi bẩn – những thức có thể làm yếu đi lớp hoàn thiện đồ gỗ.
  • Cần lau chùi đồ nội thất bằng vải cotton loại mềm không có sợ thô được làm ẩm bằng nước hoặc xi bóng tùy theo dạng gỗ. Việc lau bằng khăn khô có thể làm trầy xước lớp hoàn thiện.
  • Lau đồ gỗ nhẹ nhàng và đổi mặt vải lau thường xuyên. Sau đó, dùng một loại xi bóng gỗ chất lượng tốt để bảo vệ bề mặt đã được làm sạch theo bản hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cách vệ sinh lớp vải bọc của đồ gỗ tự nhiên

  • Hiểu rõ loại vải bọc và cách bảo dưỡng đồ nội thất là điều cần thiết. Trước khi cố gắng xóa vết bẩn trên mặt vải, lời khuyên trước tiên là bạn cần kiểm tra mức độ phù hợp của dung dịch tẩy rửa đối với chất liệu vải bằng cách thử nghiệm trên vị trí khuất, khó nhìn thấy nhất sản phẩm.
  • Vải và da bọc chỉ nên được giặt một cách chuyên nghiệp.
  • Hút bụi hoặc chải nhẹ nhàng để loại bỏ các vết tích của bụi bẩn.
  • Không nên dùng các chất tẩy rửa dạng hòa tan hoặc những sản phẩm có thành phần là nước lên lớp vải bọc.
  • Lưu ý, đồ nội thất có thể bị hư hại vĩnh viễn nếu bạn dùng sai chất tẩy rửa. Trong trường hợp không am hiểu về cách vệ sinh đồ nội thất, tốt nhất bạn nên gọi đến trung tâm giặt tẩy chuyên nghiệp để được trợ giúp.

Cách bảo quản đồ gỗ tự nhiên bọc da tốt và bóng đẹp

  • Da là một chất liệu tự nhiên vì thế đòi hỏi sự chăm sóc để giữ gìn vẻ đẹp vốn có của nó. Việc bảo quản sao cho da tốt, bóng đẹp hoặc tẩy mùi khó chịu trên da được rất nhiều khách hàng chú trọng khi sử dụng loại sản phảm đồ gỗ bọc da.
  • So với các chất liệu khác, chất liệu da cần được cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng.
  • Dưới điều kiện sử dụng bình thường, chỉ cần lau bụi trên bề mặt da bằng vải khô và hút bụi ở những đường kẽ và mặt đáy.
  • Dùng dầu dưỡng dành cho chất liệu da khoảng sáu tháng một lần. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua các loại bình xịt với công dụng bảo quản da tại các siêu thị lớn ở Việt Nam hiện nay.

Các mẫu đồ bàn ghế gỗ tự nhiên đẹp

Chúng tôi nhận đặt gia công chế tác theo mẫu của Khách hàng chỉ định với yêu cầu thẩm mỹ chất lượng cao và rất cao trên mọi chất liệu gỗ quý như: Hương, Lim, Lu, Trắc, Thủy tùng, Ngọc Am, ….

05. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

CSF-115

06. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

07. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

CSF-1176

08. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

09. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

10. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

11. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

CSF-116

12. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

13. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

15. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

16. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

14. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

01. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

 CSF-117

04. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

18. Ban-ghe-go-tu-nhien _www.centa.vn

CSF-118

Dịch vụ thiết kế thi công nội thất gỗ tự nhiên

5/5 - (2 bình chọn)
0944683000
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0944683000 SMS: 0944683000