Phát triển tư duy thiết kế cho sinh viên

Hiện nay nhiều bạn trẻ theo đuổi các chuyên ngành: thiết quảng cáo và thiết kế đồ họa, Thiết Kế Nội Thất, minh họa, hoạt hình, truyền thông đa phương tiện. Để theo ngành này bạn nên hiểu biết thêm về việc phát triển một Tư Duy Thiết Kế trong bản thân mình, ngay cả những nhà thiết kế lâu năm cũng không ngừng học tập để phát triển  Tư Duy Thiết Kế tốt hơn.

Tư duy thiết kế là gì?

Thuật ngữ thiết kế, “design mindset – Tư Duy Thiết Kế” là một thuật ngữ có rất nhiều cách để giải thích. Tôi có lẽ có thể cho bạn biết nếu bạn hỏi tui thế nào là một Tư Duy Thiết Kế, tôi sẽ cho bạn một câu trả lời khác với câu trả lời 3 năm trước đây, và 3 năm sau câu trả lời của tôi sẽ lại hoàn toàn khác một lần nữa. Ngay cả trong khi tìm kiếm trên web một số tài liệu trong khi viết bài này, tui đã đọc đc những suy nghĩ hoàn toàn khác nhau về Tư Duy Thiết Kế. Tôi chỉ có thể đưa đến cho bạn suy nghĩ của riêng mình và bạn nên lắng nghe suy nghĩ của bạn:

Một Tư Duy Thiết Kế là một cách suy nghĩ liên tục phát triển, thay đổi, và thích nghi. Nó dựa trên một loạt các nguyên tắc phổ biến nhất được tìm thấy và áp dụng trong ngành công nghiệp thiết kế (từ đó hình thành tên của nó), nhưng không phải là độc quyền cho ngành công nghiệp thiết kế.

Các điểm chính của tư duy thiết kế

  • Luyện tập một phương pháp liên quan đến việc xác định các vấn đề hoặc câu hỏi hiện có, và tiếp cận nó từ nhiều quan điểm khác nhau.
  • Chấp nhận bất kỳ ý tưởng nào, bất kể chất lượng, để nó xuất hiện trên bàn trước khi nó được đánh giá.
  • Chấp nhận rủi ro với các cách tiếp cận và giải pháp chưa bao giờ được áp dụng trước kia.
  • Liên tục phấn đấu để cải tiến giải pháp hoặc điều kiện hiện tại, trong một chu kỳ vô tận.

01.-Phac-hoa-kien-truc _www.centa.vn

Vì sao tư duy thiết kế lại quan trọng

Một câu hỏi tuyệt vời. Trong thực tế Tư Duy Thiết Kế quan trọng với cuộc sống của bạn bởi vì cuộc sống của bạn chính là sản phẩm của thiết kế của bạn. Cũng giống như xe của bạn, hoặc quần áo của bạn, cuộc sống của bạn là kết quả của những lựa chọn khác nhau, sự cải tiến, và những sai lầm mà bạn đã thực hiện cho đến nay. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không nhận ra điều này và cho phép cuộc sống của họ chạy chế độ lái tự động, có sao để vậy. Nhưng hãy nghĩ về nó: nếu Nike để cho sản phẩm của họ vẫn như thế cho đến giờ thì các vận động viên tham gia World Cup sẽ chỉ được phát áo phông và dép lào. Áp dụng Tư Duy Thiết Kế vào cuộc sống cho phép bạn tiếp tục cải thiện chất lượng cuộc sống, và khách quan phân tích cuộc sống của bạn, để tìm thấy các lĩnh vực mà ở đó bạn có thể trở thành một người tốt hơn.

Các nguyên tắc phát triển tư duy thiết kế cho sinh viên

Vậy những nguyên tắc nào của Tư Duy Thiết Kế có thể được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày? Tui đã liệt kê ra 8 cái mà tui cố gắng nhất để sống cuộc sống của mình theo nó, nhưng lưu ý rằng đây chưa phải là một danh sách hoàn hảo, và thậm chí trong 8 cái này tui cá là các ý kiến sẽ khác nhau.

Không có giới hạn trong học tập.

Tôi đã học hỏi từ hàng trăm người, nhưng tôi vẫn hoài nghi mỗi khi làm như vậy: gặp 1 người mà họ nghĩ việc học của họ đã hoàn tất khi đến 1 độ tuổi nhất định. Một người có thể dành trọn đời học hỏi những điều mới vậy mà họ vẫn không bao giờ đạt đến sự toàn mĩ. Bạn thấy đó, cuộc sống luôn thay đổi kèm theo đó là sự thay đổi trong gu thẩm mỹ, sở thích, nhu cầu…, khoa học và công nghệ liên tục cập nhật kiến thức thiết kế của bạn sẽ giúp thiết kế của bạn luôn mới mẻ và độc đáo. Bạn cần mở lòng mình để học một cái gì mới mỗi ngày là rất tốt cho Tư Duy Thiết Kế của bạn. Nếu mới bắt đầu vào nghề thì có nhiều Khóa Học Thiết Kế Nội Thất giúp bạn nâng cao  sau đó sự trải nghiệm và tự học hỏi từ bản thân bạn là chính.

Đối với mọi vấn đề, luôn có một giải pháp.

Không có điều gì gọi là nan giải . Tư Duy Thiết Kế đã vượt qua rất rất nhiều những thách thức trong quá khứ, lưu giữ hàng triệu trang tư liệu quý tron 1 con chip nhỏ xíu không lớn hơn một cái nút? Xong lâu rồi! Một cách thuận tiện để đóng và cởi áo? Nghe đồn nhân loại gọi phát minh đó là dây kéo. Nếu một giải pháp không tồn tại cho vấn đề của bạn, điều đó chỉ có nghĩa rằng nó chưa được tạo ra. Nếu vậy, bạn còn chờ gì nữa?

Và đối với mỗi giải pháp, sẽ có một vấn đề.

Đã bao nhiêu lần bạn bị trường hợp: Bạn có một bước đột phá lớn trong công việc, chỉ để thấy rằng giải pháp của bạn tạo ra một vấn đề xa hơn ở phía trước. Mặc dù đôi khi vấn đề xuất hiện có thể là kết quả trực tiếp của giải pháp, nó luôn luôn có vẻ như có thêm một chướng ngại vật khác mà bạn ko có khả năng để vượt qua.

Mấu chốt để kiểm soát trường hợp này là hiểu rằng điều này chỉ đơn giản là sự cân bằng của tự nhiên. Đừng nghĩ về nó như những vấn đề mới, nhưng thay vào đó là những câu hỏi mới để suy ngẫm, và những thách thức mới để chinh phục, và bạn sẽ sớm nhận ra rằng tất cả các vấn đề này xuất hiện chỉ với 1 mục đích là để thúc đẩy bạn tiến xa hơn nữa.

Bạn là khán giả to mồm nhất của bạn.

Bạn là fan hâm mộ lớn nhất của bạn. Người sẽ tôn trọng thành tựu của bạn nhất sẽ là bạn, người sẽ khắc nghiệt nhất về thất bại hoặc sai lầm của bạn cũng vẫn là bạn. Đó là một thực tế và là lẽ tự nhiên. Lý do rất đơn giản: người chú ý nhất tới bạn là bạn. Hiểu được điều này và chấp nhận nó là một chìa khóa quan trọng trong việc cải thiện sự tự tin của bạn và hình ảnh cá nhân.

Đừng ngại thử những điều mới, hoặc làm những việc có vẻ ngớ ngẩn để rồi bó hẹp Tư Duy Thiết Kế  của bạn. Có lẽ tất cả mọi người sẽ cười vào mặt bạn, nhưng trong thực tế, họ có những điều quan trọng hơn để làm so với đứng vòng tròn xung quanh bạn và chờ đợi bạn ngã ngựa. Trong thực tế, bạn thậm chí có thể truyền cảm hứng cho họ để họ dám đánh liều làm như bạn. Đây là cuộc sống của bạn, và những gì bạn muốn làm mới là quan trọng.

Một chìa ko thể mở tất cả các ổ khóa

Thiết kế dường như hiển nhiên khi bạn nhìn vào từ góc nhìn của một người thứ ba, nhưng nó không phải luôn luôn rõ ràng khi bạn đang tự trải nghiệm vấn đề đó. Cái gì có tác dụng cho một người khác không phải lúc nào cũng hiệu quả với bạn. Một Tư Duy Thiết Kế không phải lúc nào cũng áp dụng được  cho mọi trường hợp. Tuy nhiên thật tuyệt vời khi mà bạn đã thử nó, và bạn đã thấy rằng nó chả giúp ích gì. Hãy chấp nhận điều đó, và thử một cái gì đó khác. Có lẽ múa cột sẽ cho bạn sự khỏe mạnh mà John có được từ aerobic. Hey, nó đáng để thứ đấy chứ, Điều này dẫn đến quan điểm tiếp theo của tôi.

Đừng phán xét trước khi thử qua.

Không bao giờ phán xét điều gì đó trước khi bạn thử nó. Múa cột có thể có vẻ như là một điều kỳ quặc để thử, mà thiệt sự, nếu bạn là một chàng trai, có lẽ bạn thà làm cái cột đế bị các bạn nữ uốn éo vòng quanh hơn.

Nhưng bạn sẽ không bao giờ hiểu những gì nó có thể làm cho bạn trừ khi tự bạn thử nó. Bạn không phải cam đoan bất cứ điều gì. Nếu bạn đang tham gia một lớp thể dục như khiêu vũ hoặc yoga, hãy thử tìm kiếm một cơ hội để thử học, dù chỉ một lần trong 1 workshop nào đó. Nghĩ đến việc học một ngôn ngữ mới? Chọn một cuốn sách và bắt đầu phát âm các từ, và thử nghĩ nó làm cho bạn cảm thấy thế nào. Và nếu không có cơ hội hoặc tùy chọn thử nghiệm cho một sự thay đổi nào, có lẽ bạn có thể nghỉ một vài ngày và suy nghĩ về các khía cạnh của sự nghiệp mới của bạn (giả dụ như là một người bán hàng chuyên nghiệp, hoặc một nghệ sĩ).

Chuẩn bị cho những trải nghiệm chỉ 1 lần trong đời bằng cách tự nói với bản thân rằng bạn sẽ chấp nhận mọi chuyện xảy ra với bạn trong thời gian này, dù tốt hay xấu. Bạn đang ở đây để thử một cái gì đó mới, và chấp nhận rằng nó không luôn luôn hiệu quả.

Nếu bạn không thấy đường, hãy thử thay đeo kính.

Kiên nhẫn là một đức tính tốt. Sau cùng thì, nếu lúc đầu bạn không thành công, bạn đã tự nhủ để thử và thử lại. Nhưng đôi khi, nó chỉ ko có tác dụng, và nó chỉ cho kết quả là sự thất vọng, và trong một số trường hợp, bạn thậm chí có thể hóa thú vì nó.

Hãy thử giải quyết vấn đề từ các góc độ khác nhau. Nhìn nó từ quan điểm của người khác. Bạn sẽ bắt đầu chú ý đến các khía cạnh của vấn đề này mà bạn đã không nhìn thấy trước đó. Một lần nữa, một tâm trí cởi mở là rất quan trọng ở đây, bởi vì nếu bạn tiếp tục khăng khăng rằng cách của bạn là đúng, bạn sẽ không bao giờ tìm hiểu bất cứ điều gì mới.

Khái niệm về các quan điểm khác nhau cũng có thể được áp dụng khi bạn có một ý tưởng. Ngay cả những phân tích của chúng ta sẽ bị sai lệch với những ý tưởng riêng của chúng ta. Buộc mình phải nhìn vào ý tưởng của mình từ một góc nhìn khác sẽ làm nổi bật lỗ hổng và chỉ ra những cải thiện mà bạn sẽ có được.

02.-Phac-hoa-kien-truc _www.centa.vn

Tận hưởng chuyến đi, và bạn sẽ thích điểm đến.

Trong cuốn sách của Robin Sharma “Ông sư, người đã bán chiếc Ferrari của ổng”, nhân vật chính hỏi người bạn mới được giác ngộ của mình về mục tiêu cuối cùng của cuộc sống mới này. Tui ko nhớ chính xác những lời mà người bạn trả lời, nhưng đại loại như thế này: “Nếu bạn giữ một mắt trên đường chân trời, thì chỉ có một mắt tận hưởng chuyến đi”. Hôm nay, tui đã đến một hiệu sách, lật qua một cuốn sách về thiền, và họ tư vấn cho người đọc “thiền không cho những lợi ích vào lúc cuối, nhưng cho những lợi ích từ mỗi lần thiền.”

Cả hai điều trên cùng chạm đến một ý: trong 1 hành trình bất kỳ, đích đến chỉ nắm giữ một phần giá trị. Trải nghiệm thực tế và mới là giá trị ta thực mà ta đạt được trong hành trình của mình. Và điều này quan trọng gấp đôi nếu bạn đang làm một cái gì đó liên quan đến nỗ lực trong thời gian dài, hay rèn luyện kỷ luật, hay học tập.

Thật tốt nếu tập trung vào mục tiêu cuối cùng của bạn, nhưng sự thật là hầu hết chúng ta tập trung vào đoạn đường giữa chúng ta và mục tiêu đó. Tìm hiểu vì lợi ích của việc học. Hãy chọn một nhạc cụ không phải vì bạn muốn khè bạn bè của bạn (nhưng dùng điều đó làm mục tiêu cuối cùng để cố gắng thì hoàn toàn chấp nhận được), nhưng bởi vì bạn thích âm thanh của nhạc cụ đó, và bởi vì bạn muốn thử chơi một đoạn cụ thể của bài nhạc.

Khi bạn tập trung vào hành trình của bạn, khả năng của bạn sẽ tăng lên liên tục, và rất nhanh chóng thôi, bạn sẽ làm bạn bè của mình té ghế vì hết hồn với một màn trình diễn cồng chiêng đẳng cấp thế giới. B-)

Đây là 1 vấn đề có liên hệ trực tiếp với tôi nên nếu muốn tôi vẫn có thể làm vài trang nữa, nhưng tới đây thì tôi muốn được nghe từ các bạn. Vậy hãy cho tôi biết một số việc bạn đã làm trong cuộc sống của mình mà bạn nghĩ rằng nó giúp phát triển Tư Duy Thiết Kế nào ?

Các yếu tố cần rèn luyện cho sinh viên thiết kế nội thất

Nghề Thiết Kế Nội Thất đang ngày một trở nên giá trị khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu về làm đẹp không gian sống rất lớn. Tuy nhiên để trở thành một nhà Thiết Kế Nội Thất giỏi vẫn là câu hỏi của nhiều người đang HọcThiết Kế Nội Thất hoặc đã làm nghề này. Nhu cầu của khách hàng ngày một cao và theo đó những yếu tố để tạo nên một nhà Thiết Kế Nội Thất giỏi cũng nhiều hơn và khá khắt khe hơn, đó là:

Đam mê

  • Nghề nào cũng cần sự đam mê nhưng nghềThiết Kế Nội Thất cần sự đam mê nhiều hơn. Bạn có thực sự là người đam mê với nghề, điều đó thể hiện ở việc bạn có đam mê với cái đẹp, đam mê đi tìm câu trả lời cho những bài toán không gian, đam mê với việc sắp xếp và bố trí vật dụng cho ngôi nhà…
  • Nghề nào cũng cần sự đam mê nhưng nghềThiết Kế Nội Thất cần sự đam mê nhiều hơn. Bạn có thực sự là người đam mê với nghề, điều đó thể hiện ở việc bạn có đam mê với cái đẹp, đam mê đi tìm câu trả lời cho những bài toán không gian, đam mê với việc sắp xếp và bố trí vật dụng cho ngôi nhà…
  • Khi đam mê thứ gì đó thì bạn sẽ luôn muốn tìm hiểu sâu và sâu hơn, thích làm mọi thứ liên quan và dần sẽ tích lũy đc nhiều thứ kinh nghiệm, kỹ năng. Bạn có thể không có năng khiếu trời phú nhưng đam mê mạnh mẽ có thể bù đắp điều đó.

Sáng tạo:

Một thách thức khá lớn của nghề Thiết Kế Nội Thất là sự sáng tạo và chắc chắn bạn phải có nó. Sáng tạo trong nghề này không phải là có một đầu óc siêu pham mà là bạn cần có kỹ năng tư duy kết hợp với kiến thức xã hội, sự quan sát, học hỏi, trải nghiệm để tạo nên “vốn liếng riêng” giúp bạn có những ý tưởng, đưa thế giới nội tâm của mình đến với mọi người.

3. Luôn học hỏi và trau dồi chuyên môn

Kiến thức về Thiết Kế Nội Thất là động, không đứng yên. Đừng bao giờ nghĩ kinh nghiệm và kiến thức của bạn là đủ để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Nhất là khi công nghệ thay đổi từng ngày, bạn nên cập nhật những kiến thức, công nghệ, phần mềm mới để có thể tạo nên sản phẩm tối ưu nhất, tiết kiệm nhất và nhanh nhất.

4. Kiên trì

Bạn đừng nghĩ ở bản thiết kế đầu tiên bạn có thể làm khách hàng thỏa mãn, bạn cần kiên trì. Càng thiết kế, càng làm việc nhiều thì khả năng của bạn càng tăng vì vậy đừng ngần ngại khi phải thiết kế lại. Liên tục cống hiến và làm việc chăm chỉ giúp bạn ngày một giỏi hơn trong nghề này.

5. Tìm dấu ấn riêng

Thiết kế nội thất cũng có bản sắc riêng của từng cá nhân, tôi đánh giá đây không nhất thiết là yếu tố quan trọng nhưng những nhà thiết kế nội thất giỏi thường có phong cách riêng. Để tạo nên dấu ấn riêng này bạn cần trải qua một thời gian khá dài thử nghiệm đưa các suy nghĩ riêng của mình vào bản thiết kế. Khi suy nghĩ đó được nhiều khách hàng yêu thích, ủng hộ thì có nghĩa bạn đã có một dấu ấn riêng. Bản sắc riêng chính là những ý tưởng, suy nghĩ riêng, độc đáo được ủng hộ.

6. Kỹ năng làm việc: kỹ năng quản lý dự án, kiểm tra và đánh giá công việc, kỹ năng giao tiếp

Để trở thành một Thiết Kế Nội Thất giỏi bạn cần có những kỹ năng làm việc tốt chứ không phải chỉ biết “sáng tác”. Trước hết là kỹ năng quản lý dự án như lập kế hoạch thời gian, theo dõi, đánh giá công việc…không có kỹ năng này dự án của bạn dễ bị fail.

Kỹ năng đánh giá:

khi dự án hoàn thành, bạn không nên bỏ nó vào quên lãng, hãy nhìn chúng lần nữa và xem liệu bạn có thể làm tốt hơn không, bạn học hỏi được gì từ dự án này?

Một kỹ năng khá quan trọng nữa là giao tiếp.

Nghề thiết kế nội thất bạn phải làm việc với khá nhiều đối tượng:  khách hàng, kiến trúc sư công trình, các kỹ sư chuyên ngành, các nhà cung cấp vật liệu, xưởng nội thất, công nhân thi công hay sản xuất… Vì vậy kỹ năng làm việc cộng tác, giao tiếp và phối hợp với nhiều ngành nghề khác để công việc được triển khai nhẹ nhàng, đúng tiến độ và chất lượng cũng cần được bạn rèn luyện.

7. Kỹ năng sống và kiến thức xã hội

  • Kỹ năng sống và kiến thức xã hội giúp bạn có nhiều cảm hứng hơn trong thiết kế và thiết kế tốt hơn, gần với mong muốn của con người hơn, thiết kế đơn giản và hiệu quả hơn….
  • Bạn cần đi nhiều, luôn luôn quan sát, học hỏi, xem phim, đi du lịch…để am hiểu con người, biết được xu hướng mới.

Công ty Centa tiếp nhận các sinh viên có tư duy thiết kế tốt thực tập và làm việc

Thiết kế nội thất - Thi công nội thất - nhà thầu nội thất | Centa
  • Công ty TNHH Centa
  • ĐC: số 451 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline + Zalo 0944683000  |   024 6680 3111
  • Tư vấn: Mr Thành Fanpage: Công ty nội thất
  • thanh.centa@gmail.com
Đánh giá bài viết
0944683000
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0944683000 SMS: 0944683000