Mẫu cửa gỗ 4 cánh đẹp
Mẫu cửa gỗ đi 4 cánh, cửa gỗ cho nhà ở đẹp, cửa gỗ lim Nam Phi, gỗ gõ đỏ, cửa gỗ kính, mẫu cửa gỗ lim, cửa gỗ tự nhiên cao cấp.
- Mẫu cửa gỗ Tân cổ điển
- Mẫu cửa đồng đẹp và chất
- Mẫu cửa gỗ 1 cánh, của thông phòng
- Mẫu cửa gỗ tự nhiên 2 cánh
- Bộ sưu tập 50 mẫu cửa sổ đẹp
- Những mẫu cửa gỗ công nghiệp hiện đại và đẹp
Các loại gỗ tự nhiên làm cửa
Những loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu… ngày càng hiếm và giá rất cao nên người ta phải thay thế bằng gỗ dổi, chò, de, kền kền. Tuy nhiên, có rất nhiều loại khác nhau, đặt người mua trước sự lựa chọn khó khăn.
Các loại gỗ được coi là tốt và khá phổ biến hiện nay được dùng làm khuôn cửa là gỗ lim và dổi. Gỗ này có nguồn gốc chính là “nam”, “bắc” và từ Lào. Theo kinh nghiệm của người làm gỗ Thạch Thất, Hà Tây, giải pháp vừa túi tiền nhất mà lại bền là khuôn chò, cửa dổi, giá chỉ bằng 40-50% so với khuôn cửa gỗ lim.
Các kiến trúc sư cũng thường chọn gỗ gì
Kiến trúc sư chọn chò, lim cho khuôn cửa. Với cửa bên ngoài, như cửa sổ và cửa chính, vì công năng sử dụng nhiều, lại chịu tác động thường xuyên của mưa nắng, gió nên yêu cầu độ bền của vật liệu cao.
Gỗ phổ biến để làm khuôn cửa loại tốt là gỗ lim Nam Phi, gõ đỏ Nam Phi, gỗ óc chó và gỗ dổi. Rẻ hơn một chút là gỗ tần bì,… hoặc có thể làm cùng chất liệu cánh cửa. Các loại gỗ tự nhiên thường dùng làm cửa gỗ như: gỗ lim. gỗ đinh, dổi, chò, căm xe, giáng hương, cẩm lai, gõ đỏ, sồi, alder, cherry, mahogany, pine… Công nghệ sơn cao cấp sơn PU để sơn phủ bề mặt hoàn thiện, tạo cho sản phẩm sáng bóng và vẫn giữ được màu vân gỗ tự nhiên của vật liệu gỗ.
Báo giá cửa gỗ 4 cánh
Báo giá cửa gỗ Lim Nam Phi:
Hiện nay, Gỗ Lim Nam Phi là sự lựa chọn phù hợp nhất để làm cửa vì chất liệu gỗ tốt, tính sẵn có, giá hợp lý. Cửa gỗ Lim có giá cơ bản như sau:
- Cửa pa-nô gỗ, chớp: 2.300.000 – 2.800.000đ/m2
- Cửa Kính: 2.350.000 – 2.700.000 đ/m2
- Khuôn đơn: 700.000 – 850.000 đ /m
- Khuôn kép: 950.000 – 1.100.000 đ /m
- Nẹp Khuôn: 80.000 – 100.000đ /m
- Kính an toàn 6,38mm & Kính cường lực 8mm
Ưu điểm cửa gỗ 4 cánh:
- Là loại gỗ đang rất phổ biến được đa số nhiều nhà sử dụng, giá thành lại rất phải chăng so với chất lượng gỗ đem lại. Gỗ Lim Nam Phi thuộc loại gỗ nhóm A có độ bền cực cao, thớ gỗ cứng chắc, nhiều vân đẹp rất giống với Lim Lào, tăm gỗ và vân to hơn lim lào nhưng người bình thường rất khó phát hiện, không bị mối mọt xâm nhập.
Nhược điểm cửa gỗ 4 cánh:
Gỗ Lim Nam Phi cũng rất nặng khó sản xuất và thi công, có thể cong vênh khi sử dụng nếu không được xử lý kỹ gỗ phải được sấy khô.
Bộ sưu tập các mẫu cửa gỗ 4 cánh đẹp …
Trong thiết kế và thi công nội thất nhà ở, biệt thự hoặc căn hộ chung cư, các kiến trúc sư và khách hàng có thể tham khảo các mẫu cửa 4 cành thông thường nhanh chóng và hiệu quả. CENTA đã sưu tập các mẫu để khách hàng tiện theo dõi.
Mẫu cửa 1: Mẫu cửa 4 cánh gồm 2 cánh giữa lớn, 2 cánh nhỏ có kính. Trang trí hoa văn tròn phần cánh chính.
Mẫu cửa 2: 2 cánh lớn giữa, 2 cánh nhỏ ngoài. 4 cánh có song sắt, cánh kính.
Mẫu cửa 3: 4 cánh đều nhau, 2 cánh giữa kín toàn bộ, 2 cánh ngoài có kính xen kẽ giữa các khung gỗ.
Mẫu cửa 4: 4 cánh đều có kính, ô kính diện tích lớn.
Mẫu cửa 5: 2 cánh giữa lớn, trang trí ô kính tròn, 2 cánh bên nhỏ có kính dọc chiều dài cánh.
Mẫu cửa 6: Cửa 4 cánh bằng nhau, 2 cánh trong có kính xen kẽ khung gỗ dọc chiều dài, 2 cánh ngoài chớp phần trên.
Mẫu cửa 7: 2 cánh trong khá rộng, có ô kính nhỏ hình thoi trang trí, 2 cánh ngoài kính nửa trên.
Mẫu cửa 8: 4 cánh kín đều nhau. Phần chính của diện tích cánh khắc gỗ tranh tứ bình. Mẫu phù hợp nhà cho người già hoặc vùng quê.
Mẫu cửa 9: 4 cánh kín đều nhau, chỉ khác nhau phần trang trí bên trong. Kiểu hơi phức tạp.
Mẫu cửa 10: mẫu cửa gỗ 4 cánh kín đều nhau. 2 cánh trong trang trí hình tròn. Các cánh trang trí đơn giản.
Mẫu cửa 11: Mẫu Cửa 4 cánh kín đều nhau, trang trí đơn giản nhất có thể.
Mẫu cửa 12: một mẫu cửa đơn giản nữa, 4 cánh kín.
Mẫu cửa 13: 2 cánh trong trang trí hình tròn, cánh lớn, 2 cánh ngoài nhỏ trang trí đơn giản.
Mẫu cửa 14: 2 cánh trong nhỉnh hơn 2 cánh ngoài một chút. Cánh trong kín, cánh ngoài kính trên kín dưới
Mẫu cửa 15: 4 cánh đều nhau, đều có kính xen kẽ phần khung. Diện tích đón ánh sáng khá lớn
Mẫu cửa 16: 2 cánh trong song sắt cánh kính to, 2 cánh ngoài song sắt cánh kính nhỏ
Mẫu cửa 17: 2 cánh trong to, trang trí hình tròn, 2 cánh ngoài nhỏ hơn. 4 cánh đều có song sắt kính
Mẫu cửa 17: 2 cánh trong kín trang trí hình tròn, có hoa văn cầu kỳ, 2 cánh ngoài có song sắt kính chia ô.
Mẫu cửa 18: Mẫu Cửa gỗ 4 cánh đều nhau, cánh kín.
Mẫu cửa 19: cửa 3 cánh, làm giả 4 cánh. 3 cánh đều có song sắt kinh dọc hết chiều dài cánh
Mẫu cửa 20: Mẫu Cửa 4 cánh tân cổ điển và hiện đại
Sản xuất cửa gỗ 4 cánh
Để kiểm soát chất lượng sản phẩm được tốt nhất đòi hỏi cách vận hành của một tổ hợp phải theo một quy trình nhất định gồm những bước như sau:
I. Xử lý gỗ tự nhiên
1. Chuẩn bị vật tư gỗ:
- Thông thường, nguyên liệu gỗ được chuẩn bị từ trước, đủ đảm bảo đáp ứng cho khoảng từ bốn đến năm công trình. Đây là khâu quan trọng, luôn đảm bảo cho sự chủ động về nguyên liệu và ổn định về giá.
- Ngoài ra nguyên liệu chuẩn bị trước sẽ có thời gian khô tự nhiên sẽ giảm chi phí trong quá trình tẩm sấy cưỡng bức sau này.
2. Xẻ gỗ:
- Từ những khối gỗ hộp lớn, gỗ được xẻ thành những thanh hoặc những tấm gỗ có kích thước theo yêu cầu sử dụng.
- Công đoạn này sẽ đánh giá trình độ và năng lực của người thợ sẻ rất cao. Nếu người có kinh nghiệm sẽ chọn được những phương án xẻ như thế nào để không bị hao gỗ và cho ra những tấm gỗ không bị lỗi ( nứt nẻ, tỳ vết ).
3. Sấy gỗ:
- Gỗ thành phẩm nhận được sau khi xẻ sẽ được ngâm tẩm hóa chất chống mối mọt và đưa vào lò sấy ( công đoạn này được gọi là sấy cưỡng bức để phân biệt với phơi sấy tự nhiên). Nếu gỗ được chuẩn bị trước càng lâu thì hàm lượng nước trong gỗ càng giảm vì được hong phơi trong điều kiện tự nhiên, thì chi phí và thời gian sấy gỗ càng giảm.
- Trong thời gian sấy gỗ phải thường xuyên đảm bảo nhiệt độ trong lò luôn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn, nhiệt độ luôn phải ổn định nếu không sau khi ra lò gỗ sẽ bị biến dạng, cong vênh, nứt nẻ.
- Hàm lượng thủy phần trong gỗ sau khi sấy được đảm bảo ở mức 15%, đây là điều kiện tiêu chuẩn.
4. Lọc gỗ tự nhiên
- Sau khi sấy, gỗ sẽ được phân loại A, B, C dựa vào các tiêu chí: Bề mặt gỗ mịn, độ rắn chắc, vân đẹp, màu tự nhiên, không bị cong vênh, nứt nẻ…,
- Những tấm gỗ không đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang mục đích sử dụng khác
II. Gia công mộc gỗ tự nhiên
- Cửa gỗ không được sản xuất hàng loạt theo một kích thước hay một bản thiết kế cố định như những loại sản phẩm thông thường khác. Mỗi một công trình có những yêu cầu về kỹ thuật và kích thước khác nhau.
- Khi nhận được bản vẽ kỹ thuật và lênh sản xuất, Phân xưởng tiến hành sản xuất với độ chính của sản phẩm gần như tuyệt đối với bản vẽ kỹ thuật.
- Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, nếu độ chính xác không cao, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các công đoạn sau này
III. Sơn hoàn thiện PU gỗ tự nhiên
Sau khi sản phẩm mộc thô được hoàn thiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật, được chủ đầu tư nghiệm thu phần mộc thô tại xưởng sản xuất. Sản phẩm sẽ được tiến hành sơn ( toàn bộ công đoạn sơn được sơn trong phòng sơn chuyên dụng với những yêu cầu nghiêm ngặt) với các công đoạn như sau:
1. Chà nhám
- Yêu cầu của công đoạn này là làm nhẵn bề mặt, loại bỏ những vết cưa, bào trong quá trình hoàn thiện thô
2. Bả bột:
- Tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng, mà quyết định phải bả bột hay không bả bột..
- Việc thực hiện bước bả bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhỏ trên bề mặt
3. Sơn lót
- Sơn lót lần 1 và lần 2. Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo tỉ lệ 2:1 (2 PU với 1 cứng). Mục đích của sơn lót ở bước này là lấp đầy các tim gỗ, mỗi lớp lót đều phải chà nhám, trám trét các khuyết tật còn có
4. Sơn màu lần 1
- Để tránh màu bị quá đậm hoặc không đồng đều, lần sơn này chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu.
5. Sơn màu lần 2
- Sơn màu lần 2, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu..
6. Sơn lót lần 3
- Sơn lót lần 3 . Lớp sơn lót này chỉ cần vừa đủ mỏng để giữa lớp màu không bị bong tróc khi chà nhám, cũng như trám các khuyết tật còn sót lại.
- Ở lần sơn lót này và sau khi chà nhám bề mặt phải đạt 100%, không còn các khuyết tật Chà nhám đạt yêu cầu. Kiểm tra hoàn thiện các khuyết tật, nếu có lần cuối trước khi phun bóng.
7. Sơn bóng:
- Tùy theo mẫu sơn mà chọn độ bóng sơn thích hợp. Có nhiều cấp độ bóng của sơn từ mờ nhất là cấp độ 10, lên 20, 30…. và bóng nhất là 90.
- Đây là lớp sơn hoàn thiện quyết định rất nhiều đến chất lượng lớp sơn
IV Nhập kho cửa gỗ 4 cánh
Sau khi sơn hoàn thiện, sản phẩm được kiểm tra lần cuối, khi đạt yêu cầu sẽ được bao bọc, đóng gói sản phẩm và nhập kho chờ vận chuyển đến công trình để lắp đặt
V Lắp đặt hoàn thiện
Khi chủ đầu tư yêu cầu và mặt bằng công trình đạt đủ điều kiện, sản phẩm sẽ được vận chuyển tới công trình và tiến hành lắp đặt vào công trình với các công đoạn như sau
1. Lắp đặt khuôn cửa.
- Khuôn cửa được bắt vào tường bằng đinh vít, các khe hở giữa tường và khuôn cửa được liên kết bằng keo chuyên dụng nhằm chống ồn cho cửa.
- Khuôn cửa sau khi được gắn vào tường sẽ có độ chuẩn xác gần như tuyệt đối về kích thước và hình dáng, đảm bao cho cánh cửa được lắp ghép 1 cách dễ dàng.
2. Lắp cửa vào khuôn.
- Việc lắp cánh cửa gỗ sẽ nhanh hơn rất nhiều nếu khuôn cửa được định vị chuẩn xác. Của sau khi hoàn thiện sẽ đạt được những yêu cầu về mĩ quan, độ chắc chắn và kín khít.
- Việc lắp bản lề vào cánh cửa cũng rất quan trọng, đảm bao tiêu chí chất lượng, mỗi khi đóng mở sẽ không gay ra tiếng kêu ken két, không bị cấn, gây khó chịu cho người sử dụng.
3. Phụ kiện cửa gỗ
- Phụ kiện trên bao gồm: Khóa, tay cầm, mắt camera, chốt cửa… tùy yêu cầu cụ thể của từng khách hàng mà việc chọn khóa cửa như thế nào, chiều cao khóa là bao nhiêu, cửa có camera hay không mà người thợ sẽ tiến hành lắp đặt cho phù hợp.
- Yêu cầu cao nhất của công đoạn này là các phụ kiện phải được gắn chắc chắn, chính xác trên cửa và đảm bảo tính thẩm mỹ cho cánh cửa.
- Đây là công đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất, thi công và lắp đặt cửa
BIỆN PHÁP THI CÔNG CỬA GỖ:
- Trước đây người ta hay áp dụng phương pháp chôn khung bao trong qua trình xây dựng phần thô. Tuy nhiên phương pháp này bộc lộ những hạn chế, ví dụ như: Các loại nước, vữa cát, xi măng bám vào khung bao làm cho gỗ bị biến màu ( bị thâm đen ), làm ảnh hưởng tới màu sắc của cửa gỗ.
- Những va đập xảy ra trong quá trình xây dựng làm cho các mép cạnh của khung bị mất cạnh, thậm chí các đội thợ xây còn đóng đinh để bắc giàn giáo làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của khung bao.
- Một vấn đề nữa đó là khi chôn khung bao xuống đất, các loại mối mọt từ dưới đất dễ dàng xâm nhập và tấn công khung bao.
- Khi sơn phải sơn ở công trình, không đảm bảo về điều kiện nhiệt độ, bụi bẩn làm ảnh hưởng tới chất lượng sơn.
- Trước những vấn đề trên, hiện nay xu hướng chung, người ta sử dụng phương pháp thi công lắp dựng sau hoàn thiện. Với các bước thực hiện như sau:
1. Gia công hoàn thiện tại xưởng
- Cửa được tiến hành sản xuất và hoàn thiện tại xưởng theo bản vẽ chi tiết.
- Các sản phẩm sau khi hoàn thiện được tiến hành đóng gói, bao bọc cẩn thận bề mặt và các góc cạnh để tránh trầy xước, sứt mẻ sau đó được nhập kho bảo quản, chờ lắp đặt tại công trình.
2. Vận chuyển đến công trình
- Khi công trình đã đảm bảo mặt bằng, các hạng mục thô được hoàn thiện theo yêu cầu, sản phẩm được tập kết đến công trình để chuẩn bị lắp đặt.
3. Lắp đặt khuôn cửa
- Tất cả các khuôn bao được sản xuất có độ chính xác gần như tuyệt đối, khi khung bao được lắp vào cửa sẽ được cố định bằng đinh vít, bắn trực tiếp vào tường.
- Các khe hở tiêu chuẩn trong giới hạn cho phép giữa khung bao và tường sẽ được liên kết bằng một lớp keo chuyên dụng có nhiệm vụ tăng độ liên kết của khung bao vào tường và chống ồn cho cửa.
4. Lắp cửa vào khuôn bao
- Sau khi khuôn bao được lắp dựng cố định vào tường, sẽ tiến hành lắp cánh cửa, tất cả khung bao và cửa được hoàn thiện tại xưởng có độ chính xác gần như tuyệt đối. Vì vậy khi lắp cửa vào khung bao sẽ có độ chính xác tuyệt đối và không ảnh hưởng tới độ thẩm mỹ của cửa .
- Ngoài ra khi lắp bản lề cũng rất quan trọng, phải lựa chọn bản lề cho phù hợp với từng loại cửa, khi lắp phải có độ chính xác cao để trong quá trình sử dụng, cửa không bị xệ, lệch và phát ra những tiếng kêu khó chịu.
5. Lắp phụ kiện cửa
- Sau khi cửa được lắp vào khung bao, sẽ tiến hành lắp phụ kiện: Khóa, tay cầm, clemon, mắt camera. Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, thi công và lắp dựng hoàn thiện cửa.
Dịch vụ thiết kế thi công cửa gỗ 4 cánh
|