Thiết kế cầu thang

Thiết kế cầu thang trong kiến trúc công trình

Thiết kế cầu thang là một yếu tố hết sức quan trọng trong thiết kế kiến trúc công trình. Nó là yếu tố đầu tiên giúp hình thành nên một tổ hợp không gian chức năng trong ngôi nhà cũng như tạo nên yếu tố về mặt thẩm mỹ cho một không gian mà trong đó có thang, nó là trục giao thông theo chiều đứng giữa các tầng nhà với nhau.

Ngoài các yếu tố về mặt sử dụng thông thường, theo quan niệm của người phương Đông thì thang còn đặc biệt quan trọng về mặt phong thủy quyết định yếu tố tốt xấu cho ngôi nhà đẹp.

Theo quan niệm phong thủy, cầu thang đóng vai trò như xương sống trên cơ thể, dẫn luồng khí qua cầu thang từ tầng một lên các tầng và các phòng, mang lại không khí trong lành cho toàn phần trên của ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt.

Không đơn thuần là lối dẫn lên các tầng cao trong nhà, cầu thang còn góp phần tạo nên điểm nhấn, nét thẩm mỹ nội thất cao và đóng vai trò quyết định cho sinh khí trong ngôi nhà. Do vậy, cầu thang cần phải được thiết kế sao cho rộng rãi, thông thoáng và không bị tù túng.

Nguyên tắc thiết kế cầu thang

Cầu thang là nơi dẫn khí từ tầng này nên tầng kia nên phải được thiết kế rộng rãi, sáng sủa. Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang có kích thước chuẩn thường rộng từ 0.9m đến khoảng 1.2m (đối với nhà lô phố) và 1.5m hoặc lớn hơn đối với những công trình nhà ở cao cấp, biệt thự…

Cau-thang-dep-19 wwwcenta.vn

Cầu thang phải được thiết kế rộng rãi, thông thoáng không bị tù túng

Độ cao mỗi bậc khoảng 150mm và chiều rộng bậc thang khoảng 300mm (Đây là quy chuẩn lý tưởng); tức là bề rộng mặt bậc thang gấp đôi độ cao mỗi bậc theo công thức b+2h= 600mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích hẹp thì cầu thang có thể lên tới 170mm hoặc lớn hơn (nhưng vẫn đảm bảo theo công thức trên).

Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn, kích thước chuẩn khoảng 900mm. Chiếu nghỉ, đúng như tên gọi của nó, là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.

Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng cũng như toàn bộ cầu thang. Khi thiết kế cầu thang, vấn đề này luôn được gia chủ cũng như kiến trúc sư rất lưu tâm. Tùy theo diện tích không gian từng nhà mà số lượng bậc thang nhiều hay ít, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo bậc cuối cùng phải là bậc lẻ, rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh, lão, bệnh, tử”. Như vậy, tổng số bậc thang phải chia hết cho 4 và dư 1 hoặc 3. Điều này không những đảm bảo về sự thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại mà còn mang lại cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình.

Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn.

Không đơn thuần là lối dẫn lên các tầng cao trong nhà, cầu thang còn góp phần tạo nên nét thẩm mỹ nội thất, điểm tô thêm sự duyên dáng cho nhà ở gia đình.

02. Nhung-mau-cau-thang-sang-tao

09.Cau-thang-sang-tao

12.Cau-thang-sang-tao

 

Thiết kế giếng trời kết hợp với cầu thang nhằm tăng thêm sự thông thoáng

Trong kiến trúc nhà ở hiện đại, kiến trúc sư thường thiết kế cầu thang kết hợp cùng giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi và sáng sủa hơn…Điều này không chỉ giúp làm đẹp thêm ngôi nhà mà còn khiến khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên trong nhà được thông suốt.

 

Cau-thang-dep-00 wwwcenta.vn
Tô điểm cầu thang đẹp cho nhà thêm xinh

Đa số các gia đình thường sử dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh, nơi chứa đồ, đặt giá sách, kệ tivi… để tận dụng hết khoảng gian thường được coi là không gian chết này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong nhà. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng kết hợp với những bát hoa nhỏ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sinh động và tràn đầy sức sống.

Cũng với cách trang trí như khu vườn khô nhỏ xinh này, bạn có thể bố trí những bát hoa hoặc chậu cây nhỏ; những con giống bằng sành, sứ, gỗ… theo dọc lối lên của mỗi bậc cầu thang, làm tôn thêm nét duyên dáng của những đường cong trên chiếc cầu thang của gia đình.
Mảng diện tường của thang được ốp gạch gốm tạo thành điểm nhấn xinh xắn

Với các diện tường của thang, bạn có thể sử dụng các vật liệu như gạch gốm, đá ốp trang trí, tạo thành một lối lên độc đáo, kết hợp với việc bố trí cây xanh hợp lý tại chân cầu thang, chiếu nghỉ… tạo thành khoảng không gian xanh, tươi vui trong ngôi nhà của bạn.

Cầu thang hợp phong thủy

Theo thuật phong thủy, cầu thang trong nhà ở là điểm khởi đầu dẫn luồng sinh khí đến khắp các không gian sinh hoạt trong toàn bộ ngôi nhà. Vì vậy nên điểm khởi đầu (bậc đầu tiên) của cầu thang trong nhà phải được đặt ở chỗ thông thoáng, hướng tốt so với tuổi gia chủ. Tuyệt đối không được thiết kế cầu thang ở giữa nhà, trường hợp bất khả kháng thì cũng nên cố tránh đặt bậc cầu thang đầu tiên vào giữa nhà bởi giữa nhà (Trung cung) thuộc hành thổ, sẽ bị cầu thang thuộc Mộc khắc, gây nhiều tai họa cho gia chủ.

Bậc đầu tiên của thang phải đặt ở hướng tốt so với tuổi gia chủ

Cầu thang cũng không nên đi thẳng ra hướng cửa chính vì như vậy sẽ khiến cho sinh khí cũng như tiền tài trong nhà tuôn chảy mất. Thêm vào đó, khi thiết kế nhà cần tránh đặt cầu thang hướng thẳng vào bếp (dù ở bất kỳ tầng nào) hay đi thẳng vào cửa nhà vệ sinh.

Trong không gian nhà ở, cầu thang là nơi khí lực tụ lại, vận động và luân chuyển khắp nhà. Vì vậy, cầu thang tránh đè lên trên giường ngủ hay bên dưới là bếp, vừa ảnh hưởng đến những không gian sống này, vừa làm giảm sự vân động của sinh khí.

Trong phong thủy, cầu thang được ví như khúc ruột trong cơ thể người. Do đó, tránh làm cầu thang đứt đoạn. Trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ các quy tắc này từ tầng một.

Để có thể trồng cây trong tiểu cảnh, bạn nên tạo một gờ nhỏ bằng đá hoặc bằng những hàng rào thấp giả gỗ. Dưới gầm cầu thang thường thấp, vì vậy nên trồng những cây thấp để không chạm vào gầm thang. Cây dưới gầm thang thường là những cây chịu được ánh sáng yếu như đại phú gia, lan bạch chỉ, hồng môn, đỏ môn hay vạn niên thanh…

Chỉ cần tận dụng một phần diện tích nhỏ dưới gầm cầu thang là bạn có thể cảm nhận được một không gian thiên nhiên ngay trong ngôi nhà mình. Tiểu cảnh nhỏ được kết hợp giữa cây xanh, đá, sỏi cuội, thác nước hoặc những yếu tố rất thiên nhiên khác.

Có thể trang trí gốm sứ hoặc tượng tại chân cầu thang để tăng thêm tính nghệ thuật. Khung tranh góp phần che đi những khuyết điểm của cầu thang.

 

Tính bậc cầu thang theo phong thủy

Số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc cuối cùng phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, Bệnh”. “Tử” như các nhà phong thủy vẫn quan tâm.
Thông thường, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ 21, 19, 17, … Thông thường, chiều rộng của cầu thang từ 70 cm đến 120 cm, độ rộng của bậc thang 25 cm – 27 cm, chiều cao của bâc thang từ 15cm đến 19cm. Được như vậy, sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.

Bậc thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này đảm bảo, tài chính gia đình sẽ không bị thất thoát. Vì vậy, nếu cầu thang nhà bạn có lỗ hổng ở giữa bậc, hãy dùng ván gỗ bít kín chúng lại. Ngoài ra, bạn có thể trải thảm cầu thang, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa có lợi trong phong thủy.
Không nên bố trí bậc bước chân đầu tiên hướng ra cửa chính, hay đặt thẳng vào bếp hoặc WC. Vì cầu thang, là nơi khí lực tụ lại và vận động, do vậy khi đặt cầu thang ở những vị trí trên sẽ làm tỏa khí lực, gây nhiều tai ương cho gia chủ, tiền bạc sẽ chảy cả ra ngoài. Không gian của cầu thang cần thoáng, đủ ánh sáng không nên đặt vị trí tối, vì như thế sẽ không hút được nhiều năng lượng để lan tỏa lên các phòng trên, căn phòng sẽ trở nên ám khí.
Trong phong thủy, cầu thang được ví như khúc ruột trong cơ thể người. Do đó, tránh làm cầu thang đứt đoạn. Trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ các quy tắc này từ tầng 1.

 

Những kiêng kị với cầu thang trong nhà          

Cầu thang là những “ống dẫn” năng lượng ngôi nhà. Đó là nơi năng lượng di chuyển từ thấp đến cao. Nếu cầu thang nhà bạn hợp phong thủy, nó sẽ phân chia đều sự may mắn giữa các phần trong nhà. Tuy nhiên nếu nó không hợp phong thủy thì dòng năng lượng đó sẽ lan truyền các loại bệnh tật, mất mát tài sản và vận rủi cho gia đình.

Các nguyên tắc chung khi thiết kế cầu thang
– Bậc cầu thang không nên bị lõm hay hở bởi nó làm ảnh hưởng đến sự tích lũy của cải.
– Nên có đèn cầu thang để việc đi lại ban đêm dễ dàng hơn.
– Chân và đỉnh cầu thang không bao giờ đối diện cửa chính.
– Cầu thang phải có độ vững chắc. Tránh cầu thang “kẽo kẹt” và lan can “lung lay”.
– Tránh chọn màu đỏ cho cầu thang bởi điều này mang lại những bất hạnh nghiêm trọng.
– Tránh đặt nước (non bộ) dưới chân cầu thang bởi điều này sẽ cản trở sự thành công của thế hệ thứ hai trong gia đình.
– Tránh đặt cầu thang ở chính giữa nhà.
– Cầu thang không nên bắt đầu hay kết thúc ở trước nhà vệ sinh.
– Cố gắng tránh đặt cầu thang ở những vị trí báo trước điềm không hay như là sao gở chiếu xuống cầu thang vậy.
– Tránh đặt cầu thang xoắn ốc vì đây là một điềm gở. Càng nguy hại hơn khi cầu thang đó đặt giữa nhà.

Biện pháp

– Đặt một chiếc đèn chùm phía trên cầu thang.
– Đặt một màn che hay chia cầu thang và cửa chính thành những khu vực khác nhau nếu chúng đối diện nhau.
– Cầu thang có thể làm bằng gỗ, kim loại hoặc bê tông là biểu tượng của ba yếu tố rắn chắc. Cầu thang gỗ thích hợp đặt hướng Nam, Đông và Đông Nam. Cầu thang kim loại tốt nhất nên đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây và Tây Bắc.
– Treo tranh Quan Vũ gần cầu thang giống như “lá bùa” bảo vệ cho bạn và gia đình.
– Đặt một cặp Kỳ Lân hai bên cầu thang để chống lại nguồn năng lượng xấu di chuyển lên trên và khuyến

 

 

 

Nguyên tắc thiết kế bậc thang …

Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử” như các nhà phong thuỷ vẫn quan tâm. Vì thế, tổng số bậc cầu thang trong ngôi nhà đẹp là bậc lẻ (21, 17…).

Được như vậy sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính là một bậc thang thông thường.

Một số thông số thiết kế cầu thang

Chiều rộng thang:

là chiều rộng của một vế thang, trong thiết kế nhà dân dụng hiện nay thì chiều rộng của thang từ 900-1200mm

Độ dốc cầu thang:

Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bạc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm.

Kích thước chiếu nghỉ:

Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.

Chiều cao của lan can:

Có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang, cầu thang không dốc yêu cầu lan can làm cao một chút.Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900 mm.

Vị trí đặt thang trong thiết kế nhà đẹp:

Vì thang đóng vai trò giải quyết về giao thông theo chiều đứng của ngôi nhà nên điểm đầu của thang thường phải đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, phải là không gian rộng rãi thông thoáng và tiện lợi về mặt giao thông .

Phân loại thang theo hình thức thiết kế – Mẫu cầu thang cho nhà đẹp.

Tùy thuộc vào từng không gian đặt thang cũng như chức năng riêng của từng công trình mà thang được quyết định theo hình thức nào cho phù hợp. Đối với các công trình công cộng đông người và mức độ sử dụng thang cao, thông thường thang được thiết kế là loại thang vuông có chiếu nghỉ và chiều rộng của vế thang lớn.

Đối với công trình dân dụng thông thường, thang được sử dụng ở mức độ vừa phải giới hạn trong một hộ gia đình thì thang được thiết kế nhỏ gọn hơn và hình thức thang cũng đa dạng hơn. Ngoài hình thức thang vuông (có hoặc không chiếu nghỉ) thì còn có thang xoắn, thang kết hợp giữa vuông và xoắn.

Đối với cầu thang vuông

Trong công trình dân dụng, thang thường được đặt ở những không gian lớn vuông vức, những không gian cần đến sự nghiêm túc vững chắc (hình thức cổ điển hoặc bán cổ điển). Ở một góc độ thấp hơn trong công trình dân dụng, những nơi có diện tích khiêm tốn hoặc những không gian đòi hỏi một sự mềm mại nhất định hay sự phá cách trong tổng thể không gian thì thang xoắn lại là một lựa chọn tối ưu.

Cầu thang xoắn

Thang xoắn có tác dụng tận dụng diện tích cho ngôi nhà, đối với loại thang này không nhất thiết phải sử dụng một diện tích lớn mới có thể bố trí được thang mà có thể tận dụng những không gian nhỏ vừa đủ hoặc kết hợp trong một không gian khác đều có thể bố trí được thang xoắn. Hơn nữa thang xoắn lại tạo ra được sự mềm mại uyển chuyển cần thiết cho một không gian chật hẹp khô cứng, giúp cho không gian sống thêm độ hiện đại trẻ trung.

Phân loại thiết kế cầu thang theo vật liệu.

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà thang không đơn thuần chỉ là thang bê tông hoặc xây bằng gạch đá nặng nề như thường thấy nữa mà nó đã được đa dạng hóa nhờ vào sự đa dạng trong vật liệu xây dựng mới. Có thể thấy bên cạnh thang đổ bê tông thông thường còn có thang gỗ, thang inox, thang sắt, thang kính, thang kết hợp giữa inox và kính, thang inox và thang gỗ…

Với những phân loại này, CENTA xin đưa ra các mẫu thang để các bạn tham khảo:

Mẫu thiết kế cầu thang đổ bê tông, xây gạch thông thường.

Mẫu lan can cầu thang xây gạch

Mẫu lan can cầu thang xây gạch

Toàn bộ thang được đổ bê tông và xây gạch thành tường nhưng vẫn tạo ra sự sang trọng qua việc sử dụng mầu sắc kết hợp với sự thanh mảnh của tay vịn inox, gỗ. Hình thức này thích hợp với những không gian rộng và có khoảng thang riêng.

Tùy thuộc vào từng không gian cũng như cách xử lý theo ý đồ thiết kế nhà đẹp khác nhau mà loại thang này vẫn được sử dụng. Tuy nhiên nó đã được xử lý khéo léo bằng mầu sắc, vật liệu, ánh sáng … để làm giảm bớt cảm giác nặng nề cục mịch.

Bản thang bê tông, bậc xây gạch và mặt bậc ốp đá vẫn là một hình thức cơ bản thường thấy trong thiết kế nhà dân dụng. Hình thức này vẫn được ưa chuộng bởi nó đơn giản trong thi công, tiết kiệm được chi phí và có độ bền cao.

Mẫu thang gỗ.

Thay vì bản thang được đổ bằng bê tông nặng nề, thang gỗ tạo ra sự nhẹ nhàng và sang trọng cho các không gian có thang. Nó như là một điểm nhấn ấn tượng cho một không gian nhất định. Không gian đặt thang thường là những không gian rộng lớn sang trọng và là trung tâm của ngôi nhà. Tuy vậy thang cũng ít được sử dụng do chi phí lắp đặt cao.

Đối với những công trình có diện tích xây dựng lớn, trong đó có những không gian chung đòi hỏi cần sự sang trọng ấn tượng thì hình thức thang gỗ này luôn đáp ứng được điều đó.

Các chú ý thiết kế với cầu thang gỗ

Không như thang đổ bản bê tông thông thường, cầu thang gỗ có thể dễ dàng xử lý theo không gian đặt thang. Ngoài những không gian rộng lớn ra, những không gian hẹp, méo mó cũng có thể đơn giản lắp đặt mà vẫn tạo được tính thẩm mỹ cao cũng như tận dụng được tối đa diện tích cho các không gian sử dụng khác.

Ngoài những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc tìm ra các vật liệu mới thì sự sáng tạo trong thiết kế cũng góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng của thang để tạo ra các loại thang gỗ đa chức năng hay siêu nhẹ, siêu tiết kiệm diện tích sử dụng…

Hình thức thang này đang ngày càng được ưa chộng bởi sự thông minh trong tính năng sử dụng cũng như tiết kiệm được diện tích tối đa cho căn nhà. Nó có thể lắp đặt được ở những nơi có khoảng thang ngắn mà thang bê tông thông thường không thể lắp đặt được hoặc không đơn giản chỉ là thang mà nó còn có chức năng khác như làm giá để đồ, giá sách… tính năng này rất thích hợp cho những ngôi nhà có diện tích chật hẹp cần phải tận dụng diện tích tối đa.

Mẫu thang inox.

Cũng giống như thang gỗ ở hình thức đơn giản, tính năng thông minh cũng như đơn giản trong lắp đặt ( không nhất thiết cứ phải một không gian đủ rộng mà có thể ở mọi không gian khác nhau) nhưng thang inox còn có thêm nhiều tính năng mà thang gỗ không có được như độ bền cao, không hoen ố rỉ sét, luôn sáng trắng, tạo nên sự sang trọng tươi sáng cho không gian chứa thang.

Sự kết hợp giữa hai loại vật liệu là inox và gỗ luôn tạo ra hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ. 

Mẫu thang sắt.

Một ưu điểm của sắt so với inox là sắt có độ dẻo hơn, chịu uốn và kéo cao hơn inox do đó chỉ có tay vịn thang bằng sắt mới có được các họa tiết hoa văn cầu kỳ tinh xảo.

Mẫu lan can cầu thang sắt

Mẫu thang này thường thích hợp cho những công trình có lối kiến trúc kiểu pháp cổ. Những chủ đầu tư yêu thích sự lộng lẫy cầu kỳ trong từng đường nét họa tiết. Nó đem lại cho không gian cảm giác quý phái, xa hoa.

Mẫu thang Kính.

Bằng sự phát triển của khoa học và công nghệ, vật liệu kính bây giờ đã rất phổ biến trong sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Trong kiến trúc, kính đem lại sự trong trẻo và thoáng đãng cho các không gian sống, nó có thể giúp cho cảm giác về không gian được mở rộng và đặc biệt là làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Thang kính có thể đem lại hiệu quả cao về mọi phương diện mà các loại thang bằng vật liệu khác không có được. Chính bởi kính là vật liệu trong suốt mà thang kính luôn có một tác dụng nổi bật là vẫn tạo được sự thông thoáng cần thiết cho không gian thang.

Vật liệu kính sử dụng cho thang

Trước đây vật liệu kính còn ít được sử dụng và đặc biệt là khái niệm về thang kính còn rất mới lạ bởi kính là vật liệu dễ vỡ không thể dễ dàng lắp đặt hay định hình theo những không gian nhất định. Nhưng ngày nay thì khác, nhờ sự phát triển của công nghệ mà không có điều gì là không thể. Kính vẫn có thể chịu lực rất tốt nhờ có kính cường lực và cũng có thể dễ dàng định hình theo những không gian đặc biệt. Có thể uốn lượn tùy theo từng góc độ khác nhau.

Các hình thước đa dạng của trụ lam can, ngoài tác dụng liên kết các mảng kính vuông vức nó còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho thang. Sự kết hợp giữa kính và inox, kính và gỗ … tất cả đều đem lại sự hài hòa theo những cách khác nhau trong một góc độ về tính thẩm mỹ.

Mẫu lan can kính

Cũng giống như tay vịn cho thang, lan can bằng kính cũng ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi nó đem lại tính thẩm mỹ cao cho công trình.

Thay vì xây những lan can bằng gạch nặng nề cục mịch làm che khuất tầm nhìn của mặt đứng, người ta dùng loại lan can kính trong suốt vừa làm sang trọng cho khu vực ban công, vừa không làm che khuất phần mặt đứng của công trình.

 

Dịch vụ tư vấn thiết kế cầu thang đẹp cho biệt thự

  • Tư vấn cầu thang các loại với những phong cách khách nhau có tính thẩm mỹ cao
  • Thiết kế kiến trúc cầu thang có tính nghệ thuật, phù hợp với công năng sử dụng
  • Thi công cầu thang chuyên nghiệp, có phong cách riêng biệt cho ngôi nhà của bạn.

 Các bài viết khác về thiết kế thang

  • Thang sắt nghệ thuật
  • Cầu thang cho biệt thự tân cổ điển

Thiết kế cầu thang hiện đại

Cầu thang là một chi tiết quan trọng trong thiết kế nhà ở nhiều tầng, nhất là đối với cầu thang nhà ống hiện đại, bởi nó không chỉ đáp ứng những tiện ích lưu thông mà còn giúp tạo dáng thẩm mỹ cho ngôi nhà. Hãy cùng CENTA nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hay và cụ thể nhất…

Cầu thang phải tạo ra sự thoải mái, leo cầu thang không làm mọi người cảm thấy mệt mỏi. Chiều cao lý tưởng cho mỗi bậc là 20cm. Tất nhiên chiều cao đó có thể dao động không nhiều nhưng nếu lớn hơn 25cm mỗi bậc sẽ khiến bạn “vất vả”.

Chiều rộng của mỗi bậc ít nhất là 25cm để đảm bảo an toàn cho từng bước chân của bạn. Chiều dài tối thiểu tạo sự thoải mái tối thiểu là 0,9 đến 1 mét.

01.-Ki-thuat-thiet-ke-cau-thang-hien-dai

Về mặt kỹ thuật

  • Trong nhà ở, chiều rộng của thân thang thường từ 0,9m – 1,2m; không nên làm nhỏ hơn 0,9m vì sẽ gây khó khăn trong sử dụng. Nhà phố nên chọn thang rộng 1m, nhà biệt thự nên chọn thang rộng 1,2m là hợp lý.
  • Độ dốc của cầu thang được tính theo tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang để bước đi dễ dàng, không bị vấp. Theo đó công thức tính là 2h + b = 600mm (h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Độ cao của bậc thang trong nhà ở thường từ 160 – 180mm, chiều rộng tương ứng từ 250 – 300mm.
  • Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang; chiếu nghỉ thường là bậc vuông rộng, tuy nhiên trong nhà kích thước nhỏ thì chiếu nghỉ thường phải chia rẽ quạt, nên chia hai hoặc ba bậc rẽ quạt để thuận lợi trong sử dụng.
  • Chiều cao của lan can thường xác định theo độ dốc của cầu thang: thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900mm.
  • Trong trường hợp nhà chật thì diện tích dành cho cầu thang cũng khiêm tốn, nếu kề bên cầu thang có giếng trời thì nên tính toán làm tường thang bằng kính thay cho lan can thông thường để kết hợp làm bệ trang trí .

02.-Phong-cach-thiet-ke-cau-thang

Cầu thang và tầng lửng

Cầu thang hình chữ U có thể thiết kế thêm tầng lửng. Đó là khoảng không giữa tầng 1 và tầng 2. Tầng lửng là điểm dừng trong giây lát trong ngôi nhà. Bạn có thể đặt phòng khách của gia đình ở đây. Gác lửng và cầu thang là sự kết hợp hoàn hảo cho những ngôi nhà có khoảng không nhỏ nhưng nhu cầu sử dụng lớn.

Thiết kế giếng trời kết hợp với cầu thang

Trong kiến trúc nhà ở hiện đại, kiến trúc sư thường thiết kế cầu thang kết hợp cùng giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi và sáng sủa hơn…Điều này không chỉ giúp làm đẹp thêm ngôi nhà mà còn khiến khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên trong nhà được thông suốt.

Các hình dạng cầu thang khác

  • Hình dạng của cầu thang không nhất thiết phải là một đường thẳng. Nó có thể là hình chữ L hay chữ U. Bức hình trên đây là hình chữ L. Bạn có thể tạo ra hình ảnh về độ cao cũng như kế hoạch bản vẽ để đảm bảo không có sơ suất khi thi công dù chỉ là một lỗi nhỏ. Ví dụ khoảng cách giữa hai tầng là 2,85 m.
  • Số bước là 15. Ở bức tranh thứ nhất, không gian yêu cầu là 2,08 m x 3,275m trong khi ở bức tranh thứ hai không gian đó là 2,85 x 2,1m.
  • Hãy nhớ lại một lần nữa nếu chiều cao giữa hai tầng là 3m thì số bậc và không gian cần và đủ cũng sẽ thay đổi.

Dịch vụ thiết kế thi công cầu thang biệt thự

Thiết kế nội thất - Thi công nội thất - nhà thầu nội thất | Centa
  • Công ty TNHH Centa
  • ĐC: số 451 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline + Zalo 0944683000  |   024 6680 3111
  • Tư vấn: Mr Thành Fanpage: Công ty nội thất
  • thanh.centa@gmail.com

 

5/5 - (1 bình chọn)
0944683000
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0944683000 SMS: 0944683000