Bàn thờ gia tiên theo phong thủy mang lại may mắn như thế nào? Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, vì thế, luôn là một không gian quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.
Dưới đây là các mẫu bàn thờ đẹp và cách bố trí bàn thờ mang lại may mắn, thịnh vượng.
Bàn thờ cần phải “tọa cát hướng cát”
- Tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt so với tuổi của gia chủ. Phía sau bàn thờ cần phải là tường vững chãi, không được dựa vào tường kính hoặc cửa sổ… Việc đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì là một cách bố trí tốt về phong thủy.
- Trong giải pháp thiết kế kiến trúc dành cho những căn nhà phố hiện nay, kiến trúc sư thường bố trí bàn thờ đặt trong một phòng riêng, tầng trên cùng của ngôi nhà (tầng trên cùng thường là tầng thượng – tầng tum gồm: phòng thờ, phòng giặt + sân phơi). Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng.
Vị trí đặt bàn thờ kiểu hiện đại
- Với cuộc sống hiện đại, bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên… để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên.
- Nhưng với những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nội thất hiện đại ở thành phố thì hiện nay cách bố trí và các đồ thờ cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh của ngôi nhà mà vẫn giữ được tính tôn nghiêm nơi thờ cúng.
Vị trí đặt bàn thờ theo truyền thống
- Ngôi nhà truyền thống của người Việt thường có ba hoặc năm gian trong đó gian giữa được coi là quan trọng nhất, là trung tâm của ngôi nhà. Những việc quan trọng như: thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt… đều diễn ra ở gian này.
- Gian giữa lại luôn có cửa lớn ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất lưu thông, âm dương hòa đồng. Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên nên bàn thờ thường được lập ở chính giữa gian giữa ngôi nhà. Bởi vậy gia chủ không được kê giường ngủ đối diện với bàn thờ.
Bài trí bàn thờ cho nhà phố
- Nhà phố thường bị vây chặt bởi các nhà chung quanh, nếu đặt bàn thờ dưới tầng trệt ngay trong phòng khách bước vào sẽ khó thông thoáng, thắp nhang nhiều sẽ làm ố vàng cả trần nhà.
- Bên cạnh đó cần tránh trên đầu của bàn thờ là phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa… bởi nó sẽ làm giảm tính tôn nghiêm của không gian trang trọng này. Và một lẽ nữa không nên để mọi người từ ngoài cửa nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị, hình ảnh tổ tiên.
Tìm hiểu về trường khí phòng thờ
- Bản chất trường khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính âm mang tính chất hướng nội, không ưa sự phô trương. Ngay cả trong ngày giỗ hay tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài muốn đến thắp nén nhang phải xin phép gia chủ.
- Về ngũ hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là hai hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ ông địa thần tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghênh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ phật, thờ chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.
Hướng bàn thờ gia tiên
- Để phù hợp với phong thủy bàn thờ nên đặt ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc của văn phòng. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho trời. Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.
Kích thước bàn thờ gia tiên
- Về kích thước, bàn thờ nên theo những kích thước đẹp trên thước Lỗ Ban (cả phần kích thước Âm trạch và Dương trạch) nhưng phải phù hợp với diện tích và thiết kế kiến trúc của ngôi nhà. Chẳng hạn như căn hộ nhỏ thì không nên dùng bàn thờ quá lớn, đôi khi có thể dùng giá treo.
- Còn với những ngôi nhà lớn to như biệt thự khi thiết kế bàn thờ quá bé thì không tương xứng, không tốt về phong thủy.
Khi đặt bàn thờ, bạn phải tránh các điều kiêng kỵ sau:
- 1. Không đặt bàn thờ sát nhà tắm.
- 2. Không đặt bàn thờ ở lối đi lại.
- 3. Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.
- 4. Không đặt bàn thờ ở Tây Nam nhìn hướng Đông Bắc.
- 5. Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.
- 6. Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.
- 7. Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.
- 8. Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
- 9. Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.
- 10. Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung.
- 11. Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.
- 12. Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ
Các mẫu bàn thờ cho gia chủ tham khảo:
Bàn thờ và ý nghĩa chi tiết của đồ thờ :
A. Khám thờ và khung ảnh thờ.
A1. Khám Thờ (hoặc Ngai Thờ) :
Sát vách đặt một ngai cao có bài vị Cửu Huyền Thất tổ hoặc đặt Khám thờ có cửa mở ra đóng lại bên trong đặt các linh vị tổ tiên , ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ Thần Chủ ( 神主 ) . Ngày xưa khi lập bàn thờ Gia Tiên , gia chủ chuẩn bị mọi thứ như trên và viết chữ Thần Chủ nhưng chữ Chủ thiếu một nét chấm , sau đó mời một vị quan có uy tín đến dùng son điền thêm nét chấm đó thì chữ Chủ mới đủ , lễ nầy gọi là khai hoa điểm nhãn .
A2. Di ảnh Thờ.
Bạn đặt di ảnh thờ Bố Mẹ, Ông Bà thấp hơn Khám thờ, lùi ra phía trước một chút theo nguyên tắc NAM TẢ NỮ HỮU (Nam bên Trái, Nữ bên Phải theo hướng từ bàn thờ nhìn ra).\
B. Bộ Bàn Thờ .
B1.Tủ Thờ.
- Tủ thờ có các ngăn để Gia Phả và các vật dụng thờ cúng rất thuận tiện.
- Tủ thờ đồ gỗ mỹ nghệ thường được đóng theo kích thước LOBAN, chiều cao là : 1,07 m , 1,17 m, 1,27m, … chiều rộng có các kích cỡ là : 1,27m, 1,53 m, 1,75m, 1,97 m… tùy theo kích thước không gian phòng thờ bạn có thể lựa chọn kích cỡ tủ thờ cho phù hợp.
B2. Câu Đối.
- Đôi câu đối trong ảnh có nghĩa
“Phúc sinh lễ nghĩa gia đình thịnh
Lộc hiển vinh hoa phú quý xuân” - Bạn cũng có thể chọn đôi câu đối phổ thông khác như :
” Công Đức Tổ Tiên Ngàn Năm Thịnh
Hiếu Hiền Con Cháu Vạn Đời Sang “
B3. Hoành Phi (Đại Tự).
- Bức Đại tự trong ảnh : Đức Lưu Quang – có ý nghĩa Đức sáng lưu giữ muôn đời. Bạn cũng có thể chọn các chữ khác cho phù hợp(bấm vào đây để xem thêm chi tiết ).
B4. Đôi lục bình sứ.
- Đôi lục bình sứ không chỉ góp phần làm đẹp tôn vinh tính trang nghiêm của bàn thờ mà còn có ý nghĩa góp phần cho bộ Ngũ Hành của bộ bàn thờ.
C. Bộ đồ thờ trên bàn thờ:
Ngũ sự, Thất Sự, Cửu sự (5 món, 7 món, 9 món)…
C1. Bát hương.
- Một bàn thờ Tổ tiên chỉ nên lập một bát hương để chính giữa phía ngoài cùng. Trên bát hương có thể có cây trụ để cắm hương vòng.
- Trong Bát hương chỉ có cát trắng khô sạch, điều nầy nhắc nhở thân ta là cát bụi mọi chuyện chỉ là vô thường . Ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông
- Táo thì gỡ các chân hương đem ra sân đốt bỏ , dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, sau đó cúng rước ông bà tổ tiên và bắt đầu cắm hương lại .(có người đợi đến trưa ngày 30 tháng chạp mới thắp hương lại )
C2. Đèn Thái Cực.
- Đèn Thái cực để chính giữa bàn thờ ngay dưới chân khám thờ. Ngọn đèn Thái cực luôn sáng không để tắt
- Ngày xưa đèn thái cực thường được thắp bằng dầu, ngày nay có nhiều mẫu thắp bằng điện rất đẹp, đặc biệt là bóng đèn NET màu đỏ, vừa tiết kiệm điện lại vừa bền
C3, C4 : Chân nến (đèn Lưỡng Nghi).
- Đôi chân nến hoặc cặp đèn lưỡng nghi: thể hiện Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm dương : C4 tượng trưng cho mặt trời, C3 là mặt Trăng. Khi Cúng xong thì tắt.
- Riêng ngọn đèn thái cực luôn sáng, bởi vì :
- “Trước khi chưa phân Trời Đất thì Khí Hư Vô bao quát Càn khôn, sáng soi đầy vũ trụ. Nó là một cái trung tâm điểm, tức là Đạo. Đạo ấy mới sinh Thái Cực, hóa Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi là Âm với Dương (động với tĩnh). Có Âm Dương rồi mới hóa sinh ra muôn vật.
- Ngọn đèn thờ chính giữa đó là không lay động xao xuyến, chiếu soi khắp cả Càn khôn. Mặt Nhật mặt Nguyệt có lúc sáng lúc tối, chớ nó thì giờ khắc nào cũng tỏ rạng, không lu lờ. Muôn vật nhờ đó mà sinh, nhờ đó mà thành, nhờ đó mà an vui. Trời Đất nhờ đó mà quang minh trường cửu… “
C5. Lọ hoa
- Để cắm hoa tươi trên bàn thờ
C6. Đĩa hoa quả.
- Nên bày 5 loại quả đủ ngũ sắc
C7. Đỉnh Hương ( hoặc Lư Hương).
- Để đốt trầm hương mỗi khi cúng .
Tham khảo
Tư vấn Bàn thờ hợp phong thủy:
|