Hướng dẫn cách sử dụng gạch lát nền trong thi công

Gạch lát nền trong thi công

Trong mọi căn hộ chung cư, sàn nhà là khu vực sử dụng trực tiếp và mang tính cơ bản nhất, đồng thời lại ít có thể thay đổi được thường xuyên so với tường hay trần. Lát chỗ nào là “cứng” chỗ đó luôn, đồng thời cũng thể hiện việc phân định không gian thông qua cao độ sàn, vật liệu, kiểu cách ốp lát, từ đó tác động đến thụ cảm của người dùng và tính chất phong thuỷ của không gian đó.

  • Nguyên tắc cơ bản khi hoàn thiện hay sửa chữa nhà cửa hoặc căn hộ là nên đạt tính đồng bộ, có thể thấy các công trình quan trọng, công trình tôn giáo, hay dinh thự thời xưa hầu như không sử dụng quá nhiều chủng loại vật liệu lát sàn. Điều này không hẳn vì thiếu vật liệu hay chi phí, mà vì tính thống nhất cũng như tính tự nhiên luôn được tôn trọng.
  • Nếu vật liệu gạch lát nền thay đổi liên tục, thiếu hợp lý về độ nhẵn hay bóng, màu nóng hoặc màu lạnh pha trộn lộn xộn… thì có dùng gạch đắt tiền đi chăng nữa, xét về khả năng liên kết không gian vẫn thua kém một ngôi nhà chỉ lát một màu gạch thô mộc hài hoà. Tất nhiên nếu chỉ dùng có một loại gạch đồng đều kích cỡ, hoa văn, màu sắc để lát cho tất cả các không gian trong nhà thì cũng không ổn, vì đó chỉ là lối hoàn thiện đơn điệu, không phân biệt chính phụ và dẫn đến một trường khí trì trệ, thiếu sinh động.

Việc gia tăng khí cho mỗi ngôi nhà hay được phát huy tại những không gian giao thông, nơi trang trọng hay chỗ đối ngoại nhờ cách lát nền có chính phụ và sáng tạo.

  • Quan điểm phong thuỷ hợp lý nhất là tạo môi trường trung hoà: chọn cách lát sàn sao cho có dẫn dắt và chuyển tiếp, sao cho nhìn vào thấy tự nhiên chứ không phải là cố ý “vẽ vời” lên bề mặt sàn, và sao cho hợp quy luật cân bằng âm dương. Cùng một loại vật liệu nhưng nếu đặt gần ánh sáng bên ngoài, gần nơi qua lại (dương tính hơn) thì sẽ sáng hơn và chịu tiếp xúc, va chạm, mài mòn nhiều hơn là trong những nơi khuất (âm tính hơn).
  • Cụ thể là những không gian chính, đối ngoại và có sự giao tiếp nhiều như phòng khách, phòng sinh hoạt… thì nên dùng gạch khổ lớn, gạch có khả năng chịu va chạm nhiều hơn.
  • Còn những không gian phụ, riêng tư như phòng ngủ có thể dùng gạch khổ nhỏ hơn, dùng sàn gỗ hay sàn trải thảm.
  • Nhấn đúng chỗ và hài hoà với phong cách chung sẽ giúp vật liệu lát sàn nêu bật được vẻ đẹp tự thân, không sa đà vào tiểu tiết vụn vặt.
  • Tại các vị trí tiếp giáp hoặc thay đổi không gian nên dùng gạch viền hay đá để tạo phân cách đồng thời nếu muốn chuyển tiếp êm dịu thì hàng gạch lên này sẽ mang tính trung hoà. Và khác với giấy dán tường hay màu sơn có thể thay đổi, sàn nhà không thể cứ mỗi khi đổi chủ lại phải bóc lên làm lại cho hợp mệnh! Do đó, yếu tố ngũ hành chỉ nên quan tâm ở mức độ hợp không gian và không quá xung khắc giữa các không gian với nhau.
  • Cụ thể là phòng khách và sinh hoạt chung thuộc thổ thì yếu tố thổ cần nhấn nhiều hơn.
  • Chỉ với những vật liệu giản dị dễ kiếm như đá chẻ, đá mài, gạch men… vẫn có thể tạo điểm nhấn và tăng tính thân thiện cho công trình.
  • Phòng ngủ thuộc mộc thì dùng sàn gỗ hay phong cách ốp lát mềm mại thuộc thuỷ và mộc là tương hợp. Mặt khác, không phải cứ hợp hành nào là “ấn” hành đó vào phòng, ví dụ phòng tắm thuộc thuỷ nhưng gạch sử dụng hoàn toàn có thể tuân theo phong cách chung của toàn nhà, nếu muốn tạo cảm giác “tươi mát, ướt át” thì có thể nhấn nhá đôi chỗ bằng màu xanh, chứ không phải lát toàn phòng tắm bằng gạch màu xanh biển hay màu đen mới là đúng hành thuỷ.
  • Màu sắc gạch cũng cần tương quan nhau, tránh những thay đổi đột ngột trừ khi muốn tạo điểm nhấn. Kiểu cách lát gạch sẽ góp phần thay đổi cảm quan thị giác, như xoay chéo giúp kéo dãn không gian, lát thẳng và vuông vức sẽ tăng sự trang trọng, lát điểm hoặc viền giúp tăng thêm sinh động. Nên chọn một vài chủng loại vật liệu ốp lát mang tính chủ đạo, sau đó điểm xuyết những loại đặc biệt khác để nổi bật hơn (phong thuỷ gọi là gia tăng khí) trên cơ sở hai tiêu chí cơ bản là hợp công năng và độ bền (cả về kỹ thuật lẫn mỹ thuật).

 

Qui trình kỹ thuật ốp lát gạch, tăng vẻ đẹp công trình.

Để ốp lát tạo ra sản phẩm đẹp thì phải thi công đúng kỹ thuật, đúng thiết kế. Bao gồm chuổn bị mặt bằng, chuổn bị vật liệu, ốp lát đúng kỹ thuật, hoàn thiện dọn dẹp vệ sinh sản phẩm:

Công đoạn chuẩn bị ốp lát:

  • Xử lý Bề mặt nền (tường trước khi ốp lát) phải được làm phẳng và cân bằng. Chúng tôi khuyến cáo nên xử lý các vật liệu chống thấm trước khi thi công.
  • Nếu bề mặt công trình trước khi ốp lát không phẳng, sẽ gây nên tác hại chịu lực khác nhau cho sản phẩm và tạo nên sự tiếp xúc giữa gạch và cốt nền không tốt.
  • Bề mặt cốt ốp lát phải phẳng và sạch, không bẩn, bụi để keo hay xi măng bám tốt hơn vào cốt nền.
  • Cung cấp ánh sáng Phải chuẩn bị tốt ánh sáng đèn, độ sáng cần cao hơn thông thường: sử dụng bóng đèn công suất 150W để quan sát tốt khi thi công.
  • Chọn vật liệu phù hợp Các loại vật liệu sử dụng dán gạch phải chọn phù hợp với bề mặt cốt (bề mặt cốt có thể là gạch, xi măng, bê tông, gỗ…). Có thể sử dụng keo chuyên dùng hoặc hồ dầu để dán gạch.

Công đoạn ốp lát:

  • Gạch ốp lát là vật liệu rất cứng vậy nên giòn và dễ bị vỡ khi va chạm nên yêu cầu kĩ thuật viên phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh va chạm.  Khe hở nhỏ nhất cho phép giữa các viên nhỏ hơn 1,0 mm.
  • Hết sức lưu ý trong quá trình ốp lát, kĩ thuật viên phải tạm nghỉ khi bề mặt ốp lát còn tiếp tục, sẽ dẫn đến dễ bị khác biệt về bề mặt phẳng khi ốp lát tiếp, vậy nên thường phải ốp, lát liên tục một mặt phẳng sẽ đảm bảo công trình hoàn hảo hơn.
  • Sử dụng ke vuông để điều chỉnh các khe hở của các viên. Không đặt ke vào góc mà phải đặt theo chiều “cắm vào khe theo chiều đứng”. Mỗi  cạnh 2 ke (1 góc có 4 ke). Sau khi ốp lát xong, để cho bề mặt ổn định từ 2 ÷ 4 ngày. Sau đó sẽ rút ke và vệ sinh bằng máy hút bụi các khe hở giữa các viên gạch trước khi trét mạch.
  • Phải để cự ly 8 mm giữa gạch và tường (cho nền). Nếu bề mặt ốp lát lớn hơn 70m2 phải sử dụng ke giàn nỏ.

Mọi hiệu chỉnh bề mặt về độ phẳng hay vị trí các viên gạch phải thực hiện ngay sau khi đặt các viên. Tránh trường hợp khi đã khô nền và gạch đã cố định trên cốt tiến hành điều chỉnh vị trí, nên phải kiểm tra bề mặt ốp lát ngay khi thi công. Luôn luôn dùng búa cao su để điều chỉnh khi thi công. Gạch ốp lát là sản phẩm nung, vậy nên luôn luôn có dung sai (sai lệch kích thước, độ phẳng..), tuy nhiên sai lệch trên nằm trong pham vi tiêu chuẩn, cho nên khi ốp lát kỹ thuật viên nên điều chỉnh độ phẳng, kích thước theo quy luật bù trừ.

  • Trước khi trét mạch phải đảm bảo các khe hở sạch: dùng bay mỏng và quạt hút bụi để hút sạch các vật liệu nằm trong khe.
  • Sử dụng bay có phủ chất xốp để chà (kĩ thuật viên có thể liên hệ với bên nhà cung cấp keo để mua các dụng cụ cho ốp lát).
  • Sau khi trét mạch xong, sau 24 giờ mới có thể đi lại trên bề mặt lát. Do công trình còn phải hoàn thiện thi công các phần việc bổ sung nên sau khi lát phải bảo vệ bề mặt gạch cẩn thận và phủ bằng các loại tấm bìa caton.
  • Chỉ được lát bề mặt sau khi công trình đã hoàn thiện các công việc:
  • Làm xong phần thi công trần thạch cao, sơn tường trần, thi công xong phần điện, điều hòa, ánh sáng, lắp xong cửa, cầu thang…
  • Tránh ngâm gạch trong nước  trước khi ốp lát.
  • Tránh để các chất bẩn bám lên bề mặt gạch ( xi măng, keo dán, keo chà hay các loại vữa dán gạch…). Phải vệ sinh ngay các vết bẩn trên sản phẩm bằng các chất tẩy, nếu để lâu quá 24giờ, các chất bẩn sẽ bám dính chặt vào sản phẩm sẽ làm giảm đáng kể chất lượng công trình.

Dịch vụ thi công ốp lát

Thiết kế nội thất - Thi công nội thất - nhà thầu nội thất | Centa
  • Công ty TNHH Centa
  • ĐC: số 451 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline + Zalo 0944683000  |   024 6680 3111
  • Tư vấn: Mr Thành Fanpage: Công ty nội thất
  • thanh.centa@gmail.com

Đánh giá bài viết
0944683000
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0944683000 SMS: 0944683000